Page 125 - nam bo xua va nay
P. 125
Phong hiện nay). Ở Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam bộ, giá cả
các mặt hàng miệt vườn như gạo, trái cây bông tươi ngon hơn vì
thời gian rút ngắn. Dân miệt vườn Nam bộ bỗng ăn mặc tươm tất
hơn vì vải sồ ở Sài Gòn - Chợ Lớn đổ xuống hàng đống, giá cả dễ
thở hơn nhiều. Dân miệt vườn bỗng thấy mình ở gần Sài Gòn hơn
bao giờ hết, “văn minh miệt vườn” như có một đợt sóng ngầm biến
chuyển từ tiếng máy xinh xịch, tiếng còi hụ của xe lửa bên cạnh
những chuyến đưa tiễn đầy trữ tình, khúc nhạc ly biệt, biệt ly! Tuyến
xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho đã ngưng chạy từ trước Thế chiến thứ II!
ĐƯỜNG XE LỬA RĂNG CƯA CỦA x ứ SƯƠNG MÙ VÀ NHỮNG
CHUYẾN TÀU M ộ PHU...
Thập niên 70, thế kỷ XIX, ở Sài Gòn, trước cả xe điện, đường
rầy xe lửa nội ô đã có, kéo dài từ những kho bãi ở cảng Khánh Hội,
cảng Nhà Rồng về ga Sài Gòn sát cạnh chợ Bến Thành, rồi về ga
Hòa Hưng. Tuyến xe lửa xuyên Nam bộ, từ Sài Gòn - Mỹ Tho kéo
dài 13 năm phục vụ “dân miệt vườn”. Năm 1898, Toàn quyền Paul
Doumer mới ký lệnh khởi công đường xe lửa xuyên Việt, song song
với tuyến xe lửa Sài Gòn - Hớn Quản, Lộc Ninh dài trên 100 km,
phục vụ cho các đồn điền cao su miền Đông Nam bộ. Hành khách
trên những chuyến tàu là những “phu mộ” từ miền Bắc, miền Trung
đến với những đồn điền cao su trong 10 năm (1919-1929).
Năm 1917 đoàn tàu xuyên Việt mới chỉ vượt qua ga Tháp
Chàm ghé lại Krongpha. Mười năm sau các kỹ sư Thụy Sĩ đã nghiên
cứu đoạn đường răng cưa leo dốc. Tuyến đường Tháp Chàm - Đà
Lạt được hình thành. Ga Đà Lạt được xây dụng năm 1933, là ga đẹp
nhất Đông Nam Á. Trên 80 cây số đường xe lửa răng cưa này được
sử dụng đến giữa thập niên 60, đầu thập niên 80 thì bị bóc bán cùng
đầu máy hơi nước với giá sắt vụn. Hiện nay, để phục vụ du lịch, ga
137