Page 129 - nam bo xua va nay
P. 129

Hữu đã viết:  "về phần cư dân người Việt ở vùng Gia Định thuởcíy:
   đa số là người tứ xứ, nhung nhiều nhất hì dân Quảng Bình (...) theo
   nối vết chân kinh lược của Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh thì nhận
   thấy nhiều  vùng đất mới khai sang đều được ghép chữ BINH hoặc
   chữ TẢN vào đằng  trước hay dằng sau địa danh mới đặt tên  như
    Bình Long và Tân Bình vốn xuất xứ từ huyện Tân Bình ở tinh Quảng
    Bình’’ (trang 97, sđd). Ta cũng biết Bình Dương và Tân Long là hai
    huyện của phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định thời ấy. Có lẽ sau đó, sự lắp
    ghép chuyển dịch  này  vẫn còn  tiếp diễn,  nên  ta dễ  dàng tìm thấy
    hàng  loạt địa danh bắt  đầu  bằng chữ BÌNH  và TÂN  trên  dịa bàn
    miền Nam và đặc biệt ở vùng đất Bình Dương ngày nay như:  Bình
    Hòa, Bình Chuẩn, Bình Nhâm.i.; Tân Thới, Tân Định, Tân Khánh
    v.v... Ngay trong một tư liệu có nói đến việc triều đinh lúc bấy giờ
    đã chỉ dụ cho các quan nên lấy sáu chữ: AN, BÌNH, PHÚ, PHƯỚC,
    LONG và TÂN để đặt tên cho các vùng đất mới, ta vẫn thấy có tên
    của hai chữ BÌNH và TÂN (“bình an” và “mới  mẻ”).
         Đến đây có một câu hỏi cần được giải đáp: vùng đất của huyện
    Bình Dương cũ  vừa nói  trên  và tỉnh Bình  Dương của những  năm
    (1957-1975) cũng như tỉnh Bình Dương mới tách ra từ tỉnh Sông Bé
    có sự liên quan ra sao về vị trí địa giới và nếu có một sự chuyển dịch
    qua lại  về tên gọi, thì quá trình đó đã diễn ra như thế nào?
         Qua một số công trình khảo sát về địa bạ, phần rối rắm là việc
   chia cắt, tách nhập, thay đổi địa phận ranh giới  vùng đất đầy biến
   động này qua nhiều thời kỳ khác nhau kéo theo sự thay đổi về diện
   tích, dân số. Tuy nhiên, căn cứ vào các tưliệu đáng tin cậy, chúng ta
   có thể biết chắc rằng: phần lớn của tỉnh Bình Dương trước  1975 và
   tỉnh Bình Dương vừa mới được tách ra (11/1996) đều nằm trên địa
   phận  TỔNG  BÌNH AN có  từ  năm  1698  (được  nâng  thành  huyện



                                                               141
   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134