Page 130 - nam bo xua va nay
P. 130

1808), thuộc tỉnh Biên Hòa trong thời Nam kỳ lục tỉnh. Vùng đất dó I
                        cũng gần đúng địa phận của tinh Thử Dầu Một ( 1889-1956) trong
                        thời bị xâm chiếm và cuộc kháng chiến chống Pháp, vốn nằm trên
                        tả ngạn  sông Sài  Gòn, còn  huyện  Bình Dưcmg nằm trên hữu  ngạn
                        sông Sài Gòn và ly sở cách nhau khoảng 30km.
                              Nhung tại  sao sau  hiệp định Genève, vào năm  1956-1957HI,
                        chính quyền Ngô Đình Diệm đã lấy tên Bình Dưcmg cũ của tỉnh Gia
                        Định thay cho tên Thủ Dầu Một mà trước  1867(5) chính là đất Bình
                        An của Biên Hòa. Trước đây một số bài viết về vùng đất Thủ Dầu
                        Một - Bình Dưcmg, chúng tôi cho rằng đã có một sự mơ hồ nào đó
                        trong việc đặt tên cho tỉnh Bình Dương vào nãm  1956 về vị trí địa
                        giới, vốn gần gũi nhưng khác nhau của hai vùng đất Bình An - Thủ
                        Dầu Một của Biên  Hòa và Bình  Dương của Gia Định. Chẳng hạn
                        như nhà tự điển  Đào  Đăng  Vỹ  trong  Việt Nam bách khoa tự điển
                        (Quyển 2 vần A-C)<6) của ông, ở phần nói về tỉnh Bình Dương, ông
                        đã dẫn đúng sử liệu của sách ĐNNTC:  “...Năm 1790 lập thành Bát
                        Quái ở tổng Bình Dưcmg gọi là Gia Định kinh ”. Nhưng ngay sau đó
                        ông  đã  nhầm  khi  viết:  “Dưới  thời  Pháp thuộc  vùng  Bình  Dương
                        được thành lập tình Thủ Dầu Một.  Chính phú  Việt Nam Cộng Hòa
                        (1956-1957) cải thành  tinh Bình  Dưcmg”.  Lẽ ra phải  nói  từ tỉnh
                       Thủ Dầu Một đổi tên thành tỉnh Bình Dương. Và Bình Dương chỉ là
                       cái tên mới đặt ra, về mặt địa phận không phải là huyện Bình Dương
                       của Gia Định như ông đã dẫn ở trên.

                             Thật ra nếu có một sự nhầm lần nào đó như đã nói ở trên cũng
                       là điều có thể hiểu được vì dịa giới hành chính của những vùng đất
                       mới kế cận nhau ở đây lại luôn thay dổi biến động, chuyển dịch tên
                       gọi, mở rộng hoặc thu hẹp địa giới, địa phận, tách nhập qua lại lẫn
                       nhau. Như trong Địa chí Sông Bé xuất bản nãm  1991, nhà khảo cứu




                       142



                                                                                        »
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135