Page 128 - nam bo xua va nay
P. 128
ơ phần đất miền Nam nước ta, địa danh Bình Dương được
nói đến rõ ràng nhất có lẽ là sách Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC).
Trong phần nói về tỉnh Gia Định, sách trên có ghi: Năm Mậu
Dần (Ỉ698) vua Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế lại lệnh Thống
suất Chưỏrig cơ Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia
Định lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình dựtĩg dinh Phiên Trấn
(...). Năm Canh Tuất (ỉ 790) bắt đầu đắp thành Bát quái ở trên gò
thôn Tân Khai, tổng BÌNH DƯƠNG gọi là Gia Định kinh... ”(1), và
trong phần nói về huyện Bình Dương, ĐNNTC ghi tiếp: “Bản triều
khi đầu đặt làm tống Bình Dương, năm Gia Long thứ 7 mới thăng
huyện ”(2> .
Như vậy, từ năm 1790 đã có một tổng mang tên Bình Dương
sau đó trở thành huyện thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Có thể
nói địa danh Bình Dương đã có cách đây trễ nhất cũng trên 200 năm
(1790-1997) và sớm nhất gần 300 năm (1698-1997) cùng lúc với
các vùng đất mới ở miền Đông Nam bộ được hình thành.
Còn ý nghĩa, nguyên do dùng tên Bình Dương đặt tên cho
một vùng đất nổi tiếng của Sài Gòn - Gia Định hẳn không chỉ là
một sự chọn lựa ngẫu nhiên. Ngoài việc chọn một cái tên đẹp, có ý
nghĩa đặt cho vùng đất mới với mong ước được bình an, thịnh vượng,
còn có một lý 'giải khác đáng cho chúng ta chú ý. Đó có thể là sự
chuyển dịch từ tên gọi thân quen của thôn làng bản quán theo bước
chân người đi khai hoang lập nghiệp, vẫn còn mang chút tưởng
vọng về quê cũ và những ước mơ hướng đến tương lai vùng đất
mói.
Cùng một cách nhìn, trong sách viết về “Lễ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh với cuộc khai sáng miền Nam Việt Nam” cuối thế kỷ thứ
XVlI'3' tác giả Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền, hậu duệ của họ Nguyễn
140