Page 192 - nam bo xua va nay
P. 192

“chủ  hòa ”  với  triều  đình,  rất mực  trung  thành  với  nhà  vua,  mặt
   khác ông lại nặng lòng yêu nước thưong dân. Mâu thuẫn đó đã đẩy
   ông đến chỗ bế tắc và chỉ còn biết lấy cái chết để kết thúc cuộc đời
   và bày tỏ nỗi lòng của mình. Có lẽ tác giả Đại Nam chính biên liệt
   truyện phần nào đã thấu hiểu lòng ông khi nhận xét:  “Thanh Giản
   là người ngay thực,  giữ lòng  liêm  khiết,  làm quan  cần  mẫn,  thận
   trọng, gặp việc dám nói.  Trải thờ ba triều,  vẫn được yêu quý. Đến
   khỉ mang cờ tiết đi Nam,  thế không làm sao được,  biết tội tự uống
   thuốc độc chết.  Thực là ở vào chỗ người ta khó xử. Xem tờ sớ để lại
   thì lòng trung ái chứa chan ở ngoài lời nói ”(22). Đúng như nhiều tác
   giả đã nhìn nhận, cái chết của PTG là một bi kịch.

        Trong hội thảo, chúng ta đã chỉ ra trách nhiệm của PTG trong
   trách nhiệm chủ yếu thuộc về Tự Đức và triều Nguyễn, nhưng tất cả
   chúng ta đều nhất trí không nên qui kết cho ông cái tội “bán nước”
   hay “phản bội Tổ quốc”.

        Với những kết quả như trên, chúng ta có thể kết luận cuộc hội
   thảo khoa học của chúng ta đã thành công tốt đẹp.
        Thành công tốt đẹp không có nghĩa là chúng ta đã giải quyết
   xong  mọi  vấn  đề liên quan  đến  PTG  và nhất trí  với  nhau  về  mọi
   khía cạnh trong nhìn  nhận  và đánh giá PTG.  Sử học  là một khoa
   học mà nhận thức về đối tượng của nó là một quá trình tiến dần đến
   chân lý,  nhưng không thể một lúc nắm bắt toàn bộ chân lý.  Cuộc
   hội thảo của chúng ta đánh dấu một bước mới  trong nhận thức và
   đánh giá về PTG,  nhưng đồng thời cũng  mở ra nhiều  vấn đề  mới
   cần tiếp tục nghiên cứu và thảo luận.

       Qua cuộc hội thảo này, chúng ta thấy rõ những mặt hạn chế
   và bế tắc của PTG,  nhưng đồng thời chúng ta cũng trân trọng ghi




                                                              211
   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197