Page 189 - nam bo xua va nay
P. 189

và Lâm Duy Thiếp, những người ký Hòa ước, phải  hoàn toàn chịu
                   trách  nhiệm  về  việc  nhượng  đất  đó?  Tự  Đức  muốn  đổ  hết  trách
                   nhiệm  và tội  lỗi  cho  PTG,  nhưng  tư liệu  lấy  ngay  trong chính sử
                   triều đình cũng đủ cho chúng ta khẳng định rằng PTG là người thừa
                   hành và thực hiện một chủ trương đã được hoạch định của Tự Đức
                   và triều đình đồng thời PTG cũng là người đồng tình với chủ trưong
                   đó. Trách nhiệm của PTG ở đây là trách nhiệm của người thừa hành
                   và tất nhiên với cương vị Chánh sứ toàn quyền đại thần, ông cũng
                   có phần trách nhiệm, trong việc thưong thuyết và thực thi một chủ
                   trương sai  lầm của triều đình.  Sau  khi  Hòa ước  được ký kết, đình
                   thần cũng chỉ có thể nhận xét và tâu lên vua:  “về khoản cắt đất bồi
                   ngân,  hai  viên  ấy đã  làm,  phần  nhiều  chưa  hợp.  Nhưng điều ước
                   mới  định,  nếu  vội  sửa  đối  ngay,  sợ họ  còn  tức khí”,  và  đề  nghị
                   “công việc Nam kỳ nên chuyển ủy cho Phan Thanh Giản, Lâm Duy
                   Thiếp đứng làm ”(19).

                         Trong việc để mất ba tỉnh miền Tây năm  1867, trách nhiệm
                   của PTG có phần nặng nề hơn vì với cương vị Vĩnh Long-An Giang-
                   Hà Tiên Kinh lược sứ, ông có trách nhiệm giữ đất và là người được
                   toàn  quyền  thay  mặt  vua  xử lý  mọi  việc  trong  vùng.  Nhưng trên
                   thực tế, chủ trương “cầu hòa” và Hòa ước  1862 mà Tự Đức đã phê
                   chuẩn năm  1863, đã đặt PTG và nhiệm vụ giữ đất ba tỉnh miền Tây
                   vào tình thế cực kỳ khó khăn đến bế tắc.

                         Về vị trí địa lý, ba tỉnh hoàn toàn bị cô lập, bị tách ra khỏi địa
                   bàn cả nước bởi ba tỉnh miền Đông đã ở trong tay quân Pháp.
                        Hơn  thế nữa,  trung  thành  theo  Hòa  ước  1862  và  nhất  là sợ
                   người Pháp  “nghi ngại”, Tự Đức  “đem sao lục 12 điều ước cũ, đưa
                   đi treo dán để hiểu hảo cho sĩ dân đều biết,  khiến đều yên ổn làm
                   ăn ”, rồi còn  “xuống dụ cho tỉnh thần ha tinh sức khắp các hạt biết,


                   208
   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194