Page 190 - nam bo xua va nay
P. 190

mà các quan phủ huyện một khi trông  thấy,  tức thì  bắt ngay đem
   giải, nhà dân có ai chứa chấp cũng bắt tội như kẻ phạm tội”{20). Tự
   Đức nhiều lần ra lệnh  “hưu binh ”,  “giải giáp ”, sau PTG dụ Trương
   Định, giải  tán  lực lượng nghĩa binh chống Pháp.  Như vậy Tự Đức
   và triều đình đã tự mình tước bỏ mọi khả năng giữ đất ba tỉnh miền
   Tây cũng như giành lại ba tỉnh miền Đông.

        Năm  1866,  quân  Pháp  đe  dọa chiếm  nốt  ba tỉnh  miền  Tây
   “khiến ba tinh ấy một lòng chống giữ ”, mặt khác lại thấy  “thế đất
   cheo leo,  muốn giữ cho không lấn cũng khó ” và  “xin tư cho quan
   Kinh lược không đánh nhau với quân Pháp, tự phải rút /«/”(21). Những
   chủ trương và giải pháp của triều đình như vậy ắt dẫn đến hậu quả
   tất nhiên là không thể nào giữ được ba tỉnh miền Tây.

        Tư liệu lịch sử của tacho thấy PTG không phải đầu hàng, nộp
   thành cho giặc như sự miêu tả của một số tư liệu Pháp, nhưng việc
   mất ba tỉnh miền Tây cũng là hậu quả tai hại của những chủ trương
   sai lầm của Tự Đức và triều Nguyễn, trong đó có trách nhiệm của
   bản thân PTG. Chính PTG cũng tự coi đây là một “tội lỗi”, một tội
   lỗi không thể dung thứ được và ông đã tự xử bằng cái chết.
        Cái  chết của PTG có thể coi  là sự kết thúc  những năm cuối
   đời đầy bi kịch của ông trong bi kịch chung của đất nước dưới triều
   Nguyễn.

        PTG là người yêu nước, thương dân, nhưng cũng là một tín đồ
   của Nho giáo với lòng trung quân sâu nặng. Vào thế kỷ XIX, Nho
   giáo vãn  còn  giữ một  số ảnh  hưởng  tích cực  trên  một  số phưong
   diện nào đó về mặt đạo đức và cách xử thế, nhưng hệ tư tưởng Nho
   giáo thì tỏ ra quá bảo thủ và lỗi thời, không còn khả năng giúp con
   người  nhận  thức,  lý  giải  và giải  quyết  những  vấn đề  mới  của đất
   nước, của dân tộc trong bối cảnh phát triển mới của thời đại.


                                                               209
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195