Page 187 - nam bo xua va nay
P. 187
52 quyển. Bộ sử biên soạn trên quan điểm Nho giáo kết hợp với
tinh thần dân tộc, với những “lời chua” nhằm chú giải tên đất, tên
người và giám định một số sự kiện, niên đại trên cơ sở khảo chúng
công phu, và những “Lời phê” của Tự Đức. Khâm định Việt sử thông
giám cương mục cùng với Đại Việt sử ký toàn thư (chép sử từ nguồn
gốc đến năm 1675) là hai bộ quốc sử lớn nhất được khắc in toàn bộ
trong thời đại phong kiến Việt Nam. Về phương diện này, chúng ta
cân ghi nhận cống hiến to lớn của PTG và với bộ quốc sử này, ông
là một nhà sử học lớn08).
PTG còn là nhà thơ, nhà văn mà những tác phẩm còn lại đã
được các con ông thu thập và khắc in thành hai bộ Lương Khê thi
thảo và Lương Khê văn thảo. Tuy chưa được dịch và nghiên cứu
đầy đủ, nhưng một vài tham luận trong hội thảo khoa học của chúng
ta cũng đã cho thấy rõ thêm tâm hồn và tài năng cũng như tư tưởng
và tình cảm thắm thiết của ông đối với quê hương xứ sở, đối với dân
với nước được gởi gắm trong thơ văn của ông. Ông cùng Nguyễn
Thông có công xây Văn Thánh miếu và lập Văn Xương các ở Vĩnh
Long sau khi mất ba tỉnh miền Đông để qui tụ các sĩ phu về đây.
PTG là một trong những nhà thơ, nhà văn lớn của Nam kỳ.
Như vậy là cho đến trước năm 1862, PTG đã có nhiều hoạt
động chính trị và văn hóa. Tất cả các tham luận và thảo luận trong
hội thảo đều gần như nhất trí biểu thị sự trân trọng và đánh giá cao
những cống hiến tích cực của ông trong thời gian này, nhất là nhân
cách và phẩm giá cao quý của ông.
4. Năm năm cuối đòi (1862-1867) là giai đoạn gian truân,
đầy uẩn khúc của PTG và cũng là giai đoạn tập trung nhiều vấn đề
tranh luận nhất của cuộc hội thảo.
Những vấn đề chính được đặt ra là trách nhiệm của PTG trong
206