Page 191 - nam bo xua va nay
P. 191
Trước họa xâm lược của thực dân Pháp đến từ một nước tư
bản phương Tây, từ một nền văn minh công nghiệp với nhiều vũ khí
và phương tiện chiến tranh tối tân, với lối đánh chưa từng có trong
binh thư phương Đông, vua tôi triều Nguyễn tỏ ra rất bị động, lúng
túng. Trong triều người thì “chủ chiến” người thì “chủ hòa”, người
thì “lo chống giữ lâu dài”, người thì “chẳng chiến cũng chẳng hòa”
và không ít người chẳng đưa ra được chính kiến gì. Vua Tự Đức đi
từ chống đỡ yếu ớt và thất bại, đến “chủ hòa” thương lượng và
nhượng bộ dần đất đai và chủ quyền cho giặc.
Đây là lần đầu tiên dân tộc ta phải đương đầu với một đối
tượng xâm lược mới, trong một bối cảnh lịch sử mới mà những kinh
nghiệm cổ truyền cần được vận dụng trong một phương thức đấu
tranh mới.
“Chủ chiến” nhưng nếu chỉ biết đánh không biết dựa vào dân
để đánh lâu dài và kết hợp lo canh tân để tăng cường tiềm lực đất
nước thì cũng khó giữ được nước.
“Chủ hòa” mà chỉ lo thương thuyết, cầu xin giặc, không dám
dựa vào dân, không lo canh tân đất nước thì chỉ dẫn đến thất bại và
đầu hàng. Con đường “chủ hòa” theo cách của Tự Đức và triều
Nguyễn là con đường thất bại chủ nghĩa, đã dẫn đến hậu quả nhượng
ba tỉnh miền Đông rồi để mất ba tỉnh miền Tây của Nam kỳ lục
tỉnh, và sau đó tiếp tục đưa đất nước đến bại vong.
Với hệ tư tưởng Nho giáo bảo thủ, triều Nguyễn tự giam mình
trong những giáo lý đã chết cứng của Thánh hiền, quay lưng lại mọi
trào lưu tiến hóa trên thế giới, khước từ mọi đề nghị canh tân đất
nước của những trí thức yêu nước cấp tiến.
Nỗi đau lòng và tính bi kịch của PTG là một mặt ông cùng
210