Page 216 - nam bo xua va nay
P. 216
ĨNTP gia nhập Mặt trận Việt Minh (22-8-1945).
Danh xưng chính thức của tổ chức là TNTP mà không có từ
“hội” hay “đoàn” đứng trước hay sau. Nhưng chẳng mấy chốc, nó
xuất hiện như một phong trào, một mặt trận có thực lực, có sinh khí.
Nó động viên, lôi cuốn mọi giới, mọi lứa tuổi, hoạt động sôi nổi
trên nhiều mặt. Nó mang đậm tính chiến đấu đúng như danh xưng
Tiền Phong.
Năm 1945, ở cưong vị Chủ tịch HĐQT TNTP, kỹ sư Kha
Vạng Cân được Thống đốc Nam kỳ bổ nhiệm làm Giám đốc Sở
Thanh niên và Thể thao Nam kỳ (STNTTNK) và tiếp theo là Hội
đồng Tư vấn Nam Kỳ. Thành phần được chỉ định là: kỹ sư Lưu Văn
Lang, bác sĩ Nguyễn Xuân Bái, kỹ sư Kha Vạng Cân, giáo sư Hồ
Văn Ngà, ký giả Trần Văn Ản.
Sau khi Nhật đầu hàng, từ giám đốc STNTTNK, kỹ sư Kha
Vạng Cân được rút lên làm Quận trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn. Người
thay thế ông là bác sĩ Huỳnh Bá Nhung, sau này trong cuộc kháng
chiến bị Pháp bắt và sát hại tại Đức Hòa, tỉnh Long An (22-11-1953).
Chỉ nhìn từ một góc nhỏ thôi, chúng ta cũng có thể nhận thấy
trong lúc Việt Minh chưa giành được chính quyền thì một số người
của Cách mạng rải rác ở đây đó đã có mặt sẵn tiềm phục trong bộ
máy chính quyền thống trị.
Thời cuộc diễn biến dồn dập từng ngày, từng giờ. Trong đêm
24 rạng 25-8-1945, Việt Minh đã nhanh chóng giành được chính
quyền. Kỹ sư Kha Vạng Cân, Chủ tịch HĐQT TNTP, ở lại vị trí cũ
trong bộ máy hành chính với chức danh mới: Chủ tịch úy ban Hành
chính Sài Gòn - Chợ Lớn (sau đó đổi thành ủy ban nhân dân Sài
Gòn, 8-9-1945). Cùng làm việc với Chủ tịch là Nguyễn Phú Hữu và
235