Page 217 - nam bo xua va nay
P. 217

Nguyễn Văn Thủ, nhưng không được bao nhiêu ngày. Phái bộ quân
                sự Anh đến giải giới quân Nhật ở miền Nam Đông  Dương đã tích
                cực  giúp  đỡ cho  chủ  nghĩa  thực  dân  Pháp  hồi  sinh.  Thế là cuộc
                kháng chiến chống Pháp bùng nổ.

                      Kỹ  sư Kha  Vạng  Cân  đi  vào cuộc  kháng  chiến  với  tư cách
                chuyên viên cơ khí. Ông được phân công làm việc bên cạnh Ban chỉ
                đạo sản xuất vũ khí mà cán bộ đứng đầu là người cựu tù năm xưa ở
                hầm xay lúa ngoài Côn Đảo: Tôn Đức Thắng.

                      Cuối năm  1945 đầu năm  1946, ông Cân nhận được điện của
                Chính phủ lâm thời gọi ra Bắc nhưng Chủ tịch ủy ban Kháng chiến
                Hành chính Nam bộ (ƯBKCHCNB) Phạm Văn Bạch bảo đợi ít lâu
                để cùng đi. Nhung sau đó ông lại tiếp tục ở Nam bộ và giữ chức Chủ
                tịch ƯBHC Sài Gòn cho đến hết tháng 2-1947. Vài tháng sau, ông
                được cử làm ủy viên ƯBKCHCNB kiêm giám đốc Sở Kinh tế cho
                đến khi tập kết ra Bắc, sau hiệp định Genève.

                      Ở miền Bắc, ông đuọc Chính phủ giao cho nhiều công tác chuyên
                môn ở nhiều cơ quan với  những cuơng vị khác nhau.  Ông giữ chúc
                Bộ trưởng lâu năm nhất (1960-1975) ở Bộ Công nghiệp nhẹ.
                     Bên  cạnh  những công  tác  trong  guồng  máy  Nhà nước, ông
                còn là thành viên nhiều hội đoàn ở miền Bắc (cũng như ở Sài Gòn
                từ năm  1945  trở về trước), trong đó có Hội phổ biến khoa học kỹ
                thuật trung ương mà ông là ủy viên thường trực.
                     Cho đến tháng  10-1979, ông mới thật sự nghỉ hưu và mất năm
                1982.

                                                              {Xưa & Nay 7/98)






               236
   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222