Page 219 - nam bo xua va nay
P. 219
Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức còn miêu tả
một cách đầy đủ hcm về những làng thôn người Việt ở cù lao Dài
(Trường Châu) như sau:
Cù lao Dài ở hạ lưu sông cái Long Hồ, vòng quanh ba chục
dặm. Năm làng trên đó là Phú Thái, Phước Khánh, Thái Bình, Thanlỉ
Lưong và Bình Thạnh, vườn tược, nhà cửa được sửa sang sạch sẽ,
phong thủy tốt tưoi: thủy mai đượm ngọc, hưong toán đeo vàng. Có
thể tự hào là noi giàu có, no đủ và yên ổn.
Ngoài việc di dân lập ấp ở vùng cù lao Dài, Thoại Ngọc Hầu
còn có công xây dựng các làng thôn người Việt ở vùng núi Sập.
Như chúng ta đã biết, từ năm Đinh Sửu (1817), Nguyễn Văn
Thoại được mang ấn phù vào trông coi trấn VĩnhThanh - Kế đến
năm 1818, ông tổ chức đào kênh Đông Xuyên, thông qua vùng
Rạch Giá. Tại đây, trên bờ con kênh đào này có núi Sập. Đây là một
vùng rừng rậm, có nhiều hưooi, nai, chim muông. Sau khi đào kênh
xong, ông đã tụ tập dân cư đến đây xây dựng thành những làng thôn
ngày càng đông đúc. Ông còn cho xây dựng chùa Phật và miếu thần
trên sườn núi ấy.
Theo Đại Nam nhất thống chí, thì đây là một vùng quê của cư
dân người Việt khá phồn thịnh. Đúng là một noi đất lành chim đậu.
Nước khe trong lành, ruộng đồng phì nhiêu, cỏ cây xanh tốt, cư dân
dựng nhà ở quanh chân núi. Để ghi nhớ công lao di dân lập ấp của
Thoại Ngọc Hầu, người ta đặt tên làng là “Thoại Sơn”, thuộc Huệ
Đức, tỉnh An Giang và núi này cũng mang tên đó.
Từ năm 1821, khi ông đến án thủ đồn Châu Đốc, ông vẫn tiếp
tục xây dựng nhiều làng quế người Việt tại địa phưomg. Hầu hết
vùng cỏ cây rậm rạp, hoang vu chạy dài theo bờ kênh Vĩnh Tế