Page 220 - nam bo xua va nay
P. 220
thẳng đến tận núi Sam đều có dấu vết về việc tổ chức khai phá, biến
dồng hoang thành thôn xóm. ước mơ cao đẹp đó của Thoại Ngọc
Hầu đã được chính ông ghi rõ trong bia “Vĩnh Tế Sơn” đại ý như
sau: ... Lão thần Thoại Ngọc Hầu này muốn nơi đồng hoang bát
ngát này trở thành làng mạc trù phú, yên vui, dân cư đông đúc, sum
vầy.
Cùng với việc khẩn hoang, di dân, lập ấp, Thoại Ngọc Hầu là
một trong những người đầu tiên thiết kế và xây dựng những con
đường đất quan trọng mang ý nghĩa kinh tế - xã hội và quốc phòng
trên vùng châu thổ rộng lớn đó hồi bấy giờ. Năm 1813, ông đã ra
lệnh thiết kế và xây dựng ba con đường bộ nhằm bảo đảm sự thông
tin nhanh chóng từ Gia Định đến gần biên giới Campuchia. Đó là
các con đường bộ xuất phát từ Cam Ba (thuộc Quảng Hóa) đến Khe
Răng; từ Trang Tân đến Đập Đá; từ thành Lô Yêm đến vùng Chế
Lăng. Trên các con đường bộ này, trung bình cứ bốn ngàn trượng,
ông lại cho đặt một binh trạm có khoảng 50 lính làm công tác bảo
vệ và giao lưu giữa vùng biên giới với vùng nội địa. về sau, những
con đường đó được hoàn chỉnh dần và trở thành các trục lộ giao
thông quan trọng, thắt chặt thêm mối giao lưu kinh tế - văn hóa giữa
Việt Nam và Campuchia. Chắc hẳn đó là tiền thân của các trục lộ
giao thông huyết mạch quan trọng từ Châu Đốc đi Nam Vang và
Tây Ninh đi Nam Vang ngày nay.
Trong bia Vĩnh Tế, chính ông đã nhắc đến những COI1 đường
bộ đầu tiên đó của mình: “Thần thụ mệnh vua, siêng năng kính cẩn,
tiến hành việc nhóm dân lập ấp. Và tùy theo địa thế, mà xây dựng
một con đường ngang song song thông ra trường giang (Sông Hậu);
một đường chạy thẳng đến Sóc Vinh; một đường khác đi đến Lò Gò,
nhằm vỗ về dân sự, mở mang thôn lạc, khai khẩn ruộng vườn. Tuy
239