Page 287 - nam bo xua va nay
P. 287
cách) riêng. Chữ cai quản là lối nói riêng của người Việt Nam, tương
đương với lối nói bằng chữ Hán: quản lý. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể
kết luận nó thuộc phạm vi chữ Nôm. Chúng ta sẽ nêu lên một số thí dụ
điển hình nhiều hơn để có một kết luận đúng, chính xác hơn.
(9) Giáp đệ: Ngày xưa, người nào thi đỗ thì gọi là “cập đệ”, còn thi rớt
gọi là “lạc đệ”. Chữ giáp chỉ vào cấp bậc, thứ hạng trong kỳ thi.
Ví dụ:
* Đệ nhất giáp - đệ nhất danh - tiến sĩ cập đệ: Trạng nguyên.
Đệ nhất giáp - đệ nhị danh - tiến sĩ cập đệ: Bảng nhãn.
Đệ nhất giáp — đệ tam danh — tiến sĩ cập đệ: Thám hoa.
(10) Phụng mao, làn chỉ: Phụng mao là lông chim phụng, đây dùng để
chỉ gia đình có người cha giỏi, sinh ra con cái cũng dáng dấp bản chất
thông minh, có bề ngoài sáng sủa, không kém ông cha mình. Lân chỉ
cũng chỉ vào con cháu trong gia đình có tài giỏi, Kinh Thi có bài thơ tên
“Lân chi chỉ”.
(11 ) Yên dực: Chữ lấy trong thơ Văn vương hữu thanh (Đại Nhã, Kinh
Thi)
Võ vương khởi bất sĩ, di quyết tôn mưu, d ĩ yến dực tử.
= Vua Văn vương há không biết dùng kẻ sĩ ư ? Vì nhà vua muốn cho
mọi người dạy con cháu nên người.
Chữ yến cũng có nghĩa là bình yên: chữ dựccó nghĩa là kính trọng. Vậy
yến dực hay yến mưu đều có nghĩa là gia đình khéo dạy con cháu nên
người.
312