Page 292 - nam bo xua va nay
P. 292
Cây kiểng có dạng xuy phong cong, nên người ta hay tạo một
cây con bên phía bụng để lấp bớt khoảng không gian trống trải.
Loại kiểng hai thân thường được gọi là thế mẫu tử (mẹ con), mẫu
tầm tử (mẹ tìm con), lão tử (cha già con mọn), dưỡng tử (con ghép).
Cây có ba thân gọi là tam tài. Tam tài là Thiên-Địa-Nhân.
Con người tuy nhỏ bé cũng có thể sánh cùng trời đất bao la vô tận:
nhân sinh vạn vật chi linh.
Có khi cây ba thân còn được người ta gọi là tam đa: phước,
lộc, thọ. Rồi từ đó bày thêm thế ngũ phước tức là: phú, quý, thọ,
khang, ninh...
Nói tóm lại cây kiểng Nam bộ có nhiều dáng lạ, nhưng khí hậu
nước ta có nhiều nắng nên đa phần cây kiểng có đường nét vưon
thẳng lên. Trái lại cây kiểng Nhật thì ngoằn ngoèo như suối lượn, thác
đổ. Do khí hậu mỗi nước mỗi khác nên đã để lại dấu ấn trên cây kiểng
cũng khác nhau.
Số lượng nhánh kiểng thường được quy định theo biểu trưng
các chuẩn mực luân thường đạo lý Nho giáo.
Cây năm nhánh tượng trưng cho “ngũ luân”, “ngũ thường”,
năm mối giềng xã hội là vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn-bè.
Cây cha có năm nhánh, cây con có ba nhánh gọi là tam cương-
ngũ thường. Trước khi cắt tỉa, chừa nhánh, người choi kiểng phải
thấy những đặc tính cưong trực của nam giới tiềm ẩn trong cây như
dáng vóc hiên ngang, lá to, cây rễ nổi u bướu để từ đó tạo nên những
cành nhánh gãy thẳng khác nhau.
Cây mẹ có bốn nhánh, cây con có ba nhánh gọi là tam tòng-tứ
đức. Khi người choi kiểng theo thế này là gặp phải cây lá nhỏ, vóc
317