Page 294 - nam bo xua va nay
P. 294
Thế nên khi người chủ mất, người ta có tục cho kiểng để tang ; và
truyền tử lưu truyền mãi về sau.
Cũng có người yêu mến kiểng, trước khi mất căn dặn con
đem kiểng trồng hai bên nhà mồ để được gần gũi; lại có người dặn
vợ trồng kiểng xuống đất, trả nó về cuộc sống tự do.
Nghệ thuật trồng kiểng ở Nam bộ phát triển ở miệt vườn, nơi
cuộc sống có thời gian nhàn rỗi, có điều kiện thuận lợi trong việc
tiếp thu các xu hướng nghệ thuật. Miệt vườn có phong cảnh đẹp,
không gian rộng rãi nên cây kiểng ở miệt vườn cũng vươn cao để
thích hợp phong cảnh xung quanh. Cây kiểng miệt vưòn cao từ hai
đến ba mét. Tất nhiên với kích thước đó thì người ta phải trồng
kiểng ngay trên mặt đất rồi xây bồn giả chậu.
Gần đây cây kiểng Nam bộ đã bị ảnh hưởng cây công viên
của phương Tây, phá bỏ nguyên tắc hai mặt, chuyển thành nguyên
tắc bốn mặt. Người ta cũng chuộng cây có thân thẳng, vươn cao để
thích họp với những nhà cao tầng cạnh đó. Cùng theo quan niệm
thẩm mỹ này, người ta để cành lá chi chít, uốn tỉa theo hình chóp
nón, hình bầu dục hay hình cầu.
Cây kiểng ở Nam bộ giờ đây bị chi phối bởi nhiều xu hướng
thẩm mỹ khác nhau. Ở đó sự phong phú và đa dạng như đã xóa nhòa
các bản sắc riêng của bản sắc Nam bộ. Nhiều người viết sách hướng
dẫn về kỹ thuật hoa kiểng, nhưng hầu như chưa có ai chỉ ra những
nguyên lý thẩm mỹ cơ bản của cây kiểng truyền thống Việt Nam,
nhằm làm cơ sở để thu hóa những tinh hoa của cây kiểng xứ người.
Con đường tìm đến các bản sắc riêng dường như còn ở phía trước.
Có điều là giờ đây đã có người đặt chân lên con đường đó.
{Xưa & Nay Xuân 97)
319