Page 336 - nam bo xua va nay
P. 336

bắt  quản  thúc  ở  miền  nam  Pyrenees  và sau  đó  bị  tống  giam  vào
                   ngục San té tại Paris.

                        Một thời gian, ông được trả lại tự do, nhung đưa thẳng xuống
                  cảng Marseille và trục xuất về Nam kỳ.

                        Khi bị an trí ở Phong Điền (Cần Thơ) Trương  Duy Toản đã
                  sáng  tác nhiều bài ca cho Ban tài  tử Ái Nghĩa ca chơi trong làng
                  mạc thôn xóm. Bài ca nào của ông cũng  hàm chứa nhiều ý nghĩa,
                  như bài  “Hà úy bất như hổ” kể chuyện người đàn bà, chồng và con
                  đều bị hổ ăn thịt mà không dời đi nơi khác vì ở đó không có chính
                  trị hà khắc, ám chỉ chính  trị của thực dân Pháp thời đó. (Bài ca này
                  được đưa vào Tập bài ca do ông xuất bản)
                        Sau ông được thầy Thận, người lập nhóm Sa- Đéc Amis mòi
                  sang  Sa  Đéc,  soạn  bài  ca cho  nhóm tài  tử này.  Từ Ban  tài  tử Ái
                  Nghĩa, ông chỉ sáng  tác những bài đơn ca như Lão quán ca,  Vân
                  Tiên ca , Khen chàng Tử Trực,  Thưong nàng Nguyệt Nga (rút từng
                  đoạn  trong  Lục  Vân  Tiên)  hoặc  Kiều  oán,  Từ Hải  (rút  từ truyện
                  Kiều) để cho mỗi nam tài tử ca một mình, khi đến với Sa Đéc Amis,
                  ông lại nghĩ ra việc viết những bài liên ca mà chỉ trong một bài có
                  thể có từ hai đến nhiều người ca tiếp nối với nhau.  Khỏi đầu ông
                  viết bài Bùi Kiệm  thi  rớt trở về  ,  điệu  Tứ đại  oán  với  ba vai  Bùi
                  Kiệm, Bùi Ông và Nguyệt Nga.  Kế đó là bài Kim Kiều hạnh  ngộ,
                  cũng điệu Tứ đại oán với hai vai Kim Trọng, Thúy Kiều.

                        Khi đưa những bài liên ca lên sân khấu, nhóm Sa Đéc Amis
                  mạnh dạn tách ròi ca sĩ ra khỏi dàn dờn để bắt họ đứng lẽn, đối diện
                  nhau, vừa ca vừa biểu hiện nét mặt,  điệu bộ theo sát tình cảm của
                  từng câu ca, đoạn ca. Lối ca ra bộ ra đời từ đó, có thể là sáng kiến
                  riêng của Trương Duy Toản.

                       Tháng 9-1916,  ông Tông  Hữu  Định  tức  thầy Mười  Hai  quê

                  364
   331   332   333   334   335   336   337   338   339   340   341