Page 341 - nam bo xua va nay
P. 341
tộc - rất ưa thích mặc váy lụa Tân Châu. “Xá-xị-Xiêm” - một thứ lụa
có tiếng của Thái Lan hồi ấy - không có chỗ đứng rộng rãi như lụa
Tân Châu. Các Chợ Lớn Mới (trung tâm thành phố P.Penh) chợ Cây
Táo, chợ Xây-xa-láp, Chợ Ô-rút-xây... Lụa Tân Châu chiếm vị trí
trang trọng trên quày hàng. Lắm thương nhân giàu lớn nhờ sang “Chùa
Tháp” bán lụa Tân Châu.
Ớ Việt Nam, nói riêng Nam Bộ, cô gái nào ở làng quê cũng
như thành thị đến tuổi biết yêu mà không khao khát “được mặc bộ
đồ quần áo lãnh Mỹ A” và “Cẩm-tự-hoa-dâu-chỉ-giăng”?
Lụa “Mỹ A”, người ta quen gọi là “Lãnh Mỹ A”, đẹp và bền
màu đến lạ. Mặt lụa đen bóng ngòi, quyến rũ. Sờ vào tấm lụa mát cả
bàn tay, bởi độ mền nhuyễn và láng trơn của lụa. May mặc vào
người mát cả thịt da. Quả là một loại hàng lý tưởng dối với miền đất
bốn mùa ánh nắng chói chang.
Xưa kia, thuở ban đâu của nghề tơ lụa Tân Châu, theo những
người cao niên và nhiều tuổi nghề kể lại, lụa Tân Châu chưa có bề
thế danh tiếng như bấy giờ. Thuở ấy, khung dệt thô sơ theo lối cổ,
khổ dệt lụa ra chỉ được bốn tấc tây. Khá bất tiện đối với các chị các
bà có dáng vóc nở nang
Sau chiến tranh thứ hai, các nhà dệt xếp lại các khung cửi kiểu
xưa, tạo ra khung dệt khổ 8 tấc, 8 tấc rưỡi và 9 tấc tây. Gọi là “khổ
đôi”. Khát vọng của các nhà dệt khi ấy sẽ biến Tân Châu thành “xứ
kỹ nghệ dệt tơ tằm”, bằng cách cải tiến các khung dệt lụa và làm
cho lụa đẹp hơn, màu sắc bền hơn.
Trước năm 1945, Tân Châu đã có “Nhà Tằm” đồ sộ tại thị
trấn Tân Châu, thu hút đông thợ ươm, thợ nhuộm, thợ dệt giỏi tay
nghề. Những năm 60 Tân Châu có tất cả 60 nhà dệt lớn nhỏ, gồm
370