Page 337 - nam bo xua va nay
P. 337
làng Long Châu, làm Phó tổng Tổng Bình Long, người lập ra ban
tài tử Vĩnh Long, đã cùng ông Kinh Lịch Trần Quang Quờn đưa bài
Bùi Kiệm thi rớt trở về lên sân khấu ở tỉnh Vĩnh Long. Cô Ba Định
trong vai Nguyệt Nga tha thướt, ông Giáo Du trong vai Bùi Ông
.... râu bông gòn và nhất là ông Giáo Diệp Minh Ký trong vai Bùi
Kiệm......râu lọ nghẹ với câu nói pha lửng độc nhất giữa lóp ca :
“Thiên sanh ngã đại.... Dương, ngã tùng thiên ...bé...hé....” do ông
xuất khẩu thành câu văn “dê” đã giúp cho khán giả trong tỉnh một
trận cười thỏa thích.
Vào dịp Tết ta 1917, gánh hát thầy Thận ra đời tại Sa Đéc. Từ
các bài liên ca, Trương Duy Toản lại biến thành tuồng cải lương
trọn vẹn, như Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều. Đầu 1919, thầy Thận
tái khai trương gánh hát ở Vĩnh Long, rồi hát vài tỉnh nữa, đoạn lên
Sài Gòn, lại quay về Mỹ Tho, sang trọn gánh cho thầy Năm Tú tức
Châu Văn Tú ở Mỹ Tho .Ông Trương Duy Toản vẫn sang soạn
tuồng cho gánh hát thầy Năm T ú , tại đây ông viết thêm Hạnh Nguyên
cống Hồ (theo Nhị độ mai), Trang Châu mộng hồ điệp. Đến 1926,
ông lại viết cho gánh hát Trần Đắc ở Cần Thơ vở Lưu Yến Ngọc cứu
cha đại hiếu. Ông mất năm 1957 tại Sài Gòn, an táng tại Tam Bình,
Vĩnh Long. Năm 1922, ở Vĩnh Long có ông Lê Văn Hiển tức Hai
Hiển, nhà chí sĩ ẩn danh (gốc người miền Trung vào Nam lập gia
đình và sinh sống luôn ở vùng Long Hồ, một bậc văn hay võ giỏi,
trọn đời không làm việc gì cho Pháp cả) tự lực động viên cả nhà lập
nên một ban “xiệc cải lương” với con dâu là bà Bảy Ngọc tức Bảy
Vĩnh Long, hai con gái : cô Mười lớn, cô Mười nhỏ, con trai: ông
Tám Long , cùng ông Ba Vân, ông giáo Long, ông Năm Tốt
vv....những tay xiếc lừng danh Ban xiếc “Lê Văn Hiển” vẫn kết
họp trò xiếc với ca ra bộ.
Nghệ sĩ Bảy Ngọc, tên thật là Huỳnh Thị Ngọc, sinh năm 1906
365
-