Page 338 - nam bo xua va nay
P. 338
ở làng Long Châu, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1922, bắt đầu vào nghề ca
tài tử ở gánh nhà (của ông Hai Hiển lập) và là một trong những
người đầu tiên ca ra bộ bài Bùi Kiêm thi rớt trở về xen kẽ với hát
xiệc. Sau theo gánh Kỳ lân ban của bà huyện Xây ở Vũng Liêm
(Vĩnh Long), rồi gánh Thầy Hai An ở Vũng Liêm. Năm 1929, lên
Sài Gòn vào gánh Phước Cương của ông Nguyễn Ngọc Cương, rồi
gánh Phụng Hảo của nghệ sĩ Phùng Há và gánh Nam Phi của nghệ
sĩ Năm Phỉ. Tiếp đó, chuyển sang ban Việt kịch Năm Châu, cuối
cùng đổi nghề kịch nói, ở ban kịch Kim Cương.
Bà đã nổi tiếng trong các vai bà Triệu trong vở Bà Triệu Ẩu
và các vai chánh trong vở Vó ngựa truy phong, Hội yêu chồng của
Lê Hoài Nở, do đoàn Việt kịch Năm Châu biểu diễn.
Năm 1978, trước khi qua đời bà còn tham gia đóng vai bà
Chín mụ vườn trong phim Mùa gió chướng của Xưởng phim Tổng
họp thành phố Hồ Chí Minh.
Lớp kế tiếp có nghệ sĩ Duy Lân, tên thật là Trần Văn Lân, sinh
năm 1913 ở Vĩnh Long. Con trai ông Trần Văn Thiệt, chủ rạp hát Cầu
Lầu ở Vĩnh Long, một trong những người khai sinh ra lối ca ra bộ,
nên từ khi còn đi học, Duy Lân đã say mê sân khấu. Khi bị giam tại
khám lớn Sài Gòn, Duy Lân đã cùng đôi bạn cùng khám soạn vở hát
bằng gạch vụn viết trên nền trắng xi-măng rồi tập dượt, cho dịp lễ
Tết, ban kịch nhà tù đem trình diễn cho bạn tù xem và được hoan
nghênh nhiệt liệt. Sau đó Duy Lân bị tên giám đốc Tây cho giam
xuống ca-sô, cùm chặt hai chân suốt bốn ngày đêm. Sau khi ở nhà tù
ra, Duy Lân bắt đầu đi theo gánh hát, ở các gánh Phụng Hảo, Nam
Phi, Con Tằm....và cùng nghệ sĩ Bảy Nam lập gánh Năm Lân. Năm
1948, Duy Lân sang Pháp, được diễn kịch tại nhà Mutualité ở Paris,
trước Tổng hội sinh viên Việt kiều và sinh viên nước ngoài.
366