Page 339 - nam bo xua va nay
P. 339
Sau Duy Lân làm đạo diễn cho đoàn Kim Thoa. Đêm 19-12-
1955 đoàn Kim Thoa đang diễn vở Lấp sông Gianh ở rạp Nguyễn
Văn Hảo, Sài Gòn, sau khi nghệ sĩ Ba Cương vừa nói dứt câu “Lấp
sông Gianh để nêu cao gưcmg thôhg nhất” thì một quả lựu đạn của
bọn tay sai Mỹ ngụy ném lên sân khấu, làm hơn 50 người bị thương,
3 người chết trong đó có nghệ sĩ Ba Cương, ký giả Nguyễn Mai,
còn Duy Lân thì bị đứt phần dưới gối của chân trái.
Duy Lân đã đóng các vai như: Đông Bình Dương (vở Mạnh
Lệ Quân thoát hải), Kiều quốc sĩ (vở Máu nhuộm Phụng hoàng
cung), Hoàn Phủ Hoe (vở Gánh cải trạng nguyên) và một số vai
trong các tuồng xã hội. Ngoài ra Duy Lân còn soạn các vở cải lương:
Đoạn tuyệt, Gánh hàng hoa, Nữ Phiên vưong, Máu nhuộm Phụng
hoàng cung, Ngọn cỏ gió đùa, Hai người điên giữa kinh thành, Giai
nhân và ác quỷ, Vua mặt sắt, Người ăn mày trên sông Luông.
Duy Lân mất ngày 18-4-1973. Mộ an táng tại nghĩa trang của
giới nghệ sĩ ở Hanh Thông Tây (Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh).
Nghệ sĩ Tư Thạnh, quê ở Vũng Liêm , tỉnh Vĩnh Long. Đã ở các
gánh Văn Hí ban, Thầy Hai An, Tân Hưng, Trần Đắc, Phụng Hảo,
chuyên đóng các vai nam chánh. Ông mất khi đang ở gánh Phụng
Hảo.
So với Hai Giỏi - người chồng đầu tiên của Năm Phỉ, Tư
Thạch kém phần duyên dáng và đẹp trai, nhưng về ca - nhất là các
điệu Nam, điệu Oán, phải công nhận là ăn đứt Hai Giỏi.
Các nghệ sĩ cải lương quê ở Vĩnh Long còn có : Ngọc Xứng
(gánh Phụng Hảo), Tư Thanh Tùng.... từng nổi tiếng một thời trên
sân khấu. Về âm nhạc lóp trước có ông Phạm Đăng Đằng, lớp sau
có nhạc sĩ Bửu cũng có những đóng góp đáng kể cho nghệ thuật.
{Xưa & Nay 12/97)
367