Page 333 - nam bo xua va nay
P. 333
của cha mẹ, của con, gây mất trật tự, khó chào hỏi nhau. Con cái
phải chào hỏi với bạn bè của cha mẹ với quần áo tương đối chỉnh tề.
Lúc cha mẹ nói chuyện với khách, trẻ con không nên đùa giỡn.
Việc ăn ở chung đụng dễ gây phức tạp về tình cảm. Anh em
ruột nhưng có người giàu, người nghèo. Nhà ở tương đối rộng và có
tiện nghi là nhu cầu cấp bách, gần như nan giải trong vài năm tới.
Đổ lỗi cho hoàn cảnh chính trị (thời kỳ quá độ,...) cho giáo dục nhà
trường là một việc, nhưng tự bản thân người trong gia đình cần cẩn
thận, nhân nhượng nhau. Khách của chủ nhà cần phải giữ lễ độ, ăn
nói đàng hoàng trong trường hợp chủ nhà có con gái đang lớn. Tránh
ăn nhậu bừa bãi, mời bạn bè về nhà để thù tạc, khi rượu vào thì lại
hò hét, lắm khi vặn nhạc ầm ĩ, cho đó là sang trọng, lại ói mửa, chê
bai bạn bè vắng mặt. Hoặc chủ nhà trở về nhà khi quá say, quậy phá
ăn nói thô tục. Con cái bị ảnh hưởng lây.
Hàng tiêu dùng là động cơ gây phức tạp trong gia đình. Con
cái trong gia đình lắm khi ngành nghề khác nhau. Cha mẹ khó theo
dõi sinh hoạt của con cái. Lắm cơ quan xí nghiệp đòi hỏi nhân viên
phải son phấn, quần áo thời trang. Lại còn tiệc tùng, ăn sinh nhật
bạn bè cơ quan, đi tham quan mà cha mẹ khó theo dõi, chỉ tin cậy
vào con cái. Nạn thất nghiệp lại tác động, ở thành phố, những người
thất nghiệp, làm ra ít tiền bạc mặc nhiên bị đánh giá thấp.
Quảng cáo thương mại, những màn kịch, ca nhạc trên truyền
hình, trong điện ảnh dễ gây tác động xấu, làm phá vỡ khuôn khổ gia
đình xưa, mặc nhiên đánh tan truyền thống văn hóa. Áo quần, bàn
ghế, phương tiện di chuyển, giường ngủ, cầu vệ sinh trở thành bậc
thang giá trị mới ? Đời sống đang cải thiện từng chặp, lắm khi bấp
bênh. Phải chăng truyền thống văn hóa của gia đìrth^iệt Nam chỉ
còn bảo lưu và phát triển ở những gia đình “tiểu tư sản” ? Bằng