Page 82 - nam bo xua va nay
P. 82
Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua
Chey Chettha II cho lập đồn điền thu thế tại Prei Nokor (Sài Gòn)
và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhung
cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi
Campuchia và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành
thị tứ trên bến dưới thuyền, buôn bán và làm ăn sầm uất.
Giáo sĩ người Ý tên Christofo Bord sống tại thị trấn Nước
Mặn gần Quy Nhơn từ 1618 đến 1622, viết hồi ký: “Chúa Nguyễn
phải chuyên lo việc tập trận và gỏi quân sang giúp vua Campuchia
- cũng là chàng rể lấy người con gái hoang (fille bâtarde!) cùa
chúa. Chúa viện trợ cho nhà vua cá tàu thuyền lẫn binh lính để
chống lại vua Xiêm". Bord cũng tả khá tỉ mỉ về phái bộ của chúa
Nguyên đi Campuchia hồi 1621: “Sứ thần là người sinh trưởng tại
Nước Mặn, một nhân vật quan trọng đứng sau chức Tổng trấn.
Trước khi lên đường, ông đã đế lại nhiều ngày giờ bàn bạc và nhận
lệnh của chúa. Sứ bộ gồm khá đông người, cá quan lẫn lính, vừa
nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ
khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tói kinh Ư Đông, thì dân chúng
KhơMe, thưong nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung Hoa đã tụ hội
đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh. Vì sứ thần đây là người quen
thuộc, đã lui tới nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ lâu, chứ
không phải sứ giả mới tới lần đầu ”(2). Bord còn cho biết tòa sứ bộ
khá quan trọng và đông đúc, nào thê thiếp người hầu kẻ hạ của sứ
thần, nào binh sĩ giữ gìn an ninh và phục dịch sứ bộ.
Một giáo sĩ khác người Pháp tên là Chevreuil tới thăm Colompé
(tức Phnom Pênh, Nam Vang) hồi 1665 đã thấy “hai làng An Nam
nằm bên kia sông, cộng sô'người được độ 500, mà kẻ theo đạo Công
giáo chi có 4 hay 5 chục ngưởi”0). Ngoài Nam Vang, tại các nơi
88