Page 85 - nam bo xua va nay
P. 85

hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cưrmg.  Khi ấy địa đầu
     Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đến ở
     chung lộn với người Cao Miên khai khăn ruộng đất ”(6). Như vậy là
     từ trước năm  1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc “biên cảnh” của
     Việt Nam.
           Bốn mươi  năm sau (tức  1698) chúa Nguyễn mới sai Nguyễn
     Hữu Cảnh vào “kinh lý” miền Nam.  Đó là cuộc kinh lý miền biên
     cảnh - khi  ấy  “đất đai đã mở rộng ngàn dặm,  dân số có dư tứ vạn
     hộ”, nghĩa là miền biên cảnh rộng khắp  miền  Đông Nam bộ  nay.
     Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới “khẩn hoang lập ấp”, Nguyễn
      Hữu Cảnh đã lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình
      (một phần nay  là TP.HCM).  Đúng là dân  làng đi trước, nhà nước
      đến sau. Và miền biên cảnh Nam bộ sáp nhập vào cương vực Việt
      Nam một cách thật ôn hòa và hòa họp dân tộc vậy.



        Chú thích:

        (1) Moura,  Royaume du Cambodge,  Paris, 1883.Tr.57.404.

        (2)  Christofo  Borri,  Relation  de  la  nouvelle  mission  des pères  de  la
        Compagnie de  Yésus au Royaume de Cochinchine, Lille, 1631.
        (3) A.  Launay,  Histoire de la mission de Cochinchine.  1658-1823. T.l
        Paris,  1923. Tr. 65-72.
        (4) L. Auroussseau, “Sur le nom de Cochinchine”. BEFEO, t.XXIV, 1924.

        (5) A.Launay,  sdd Vachet.

        (6) Trịnh Hoài Đức,  Gia Định thành thông chí - Nguyễn Tạo dịch, Tập
        Trung. Sài Gòn,  1972. Tr.12-13.




                                                                   91
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90