Page 84 - nam bo xua va nay
P. 84
Việt ở đây là người Đàng Trong, song cũng có người Đàng Ngoài.
Họ tới định cư và lập nghiệp có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ
XVII rồi, nghĩa là từ thời nhà Mạc khi trong nước rất xáo trộn và
loạn ly. Theo ký sự của Vachet thì ở cố đô Xiêm cũ đã có 60 tráng
đinh hay 300 người, nếu kể cả nam nữ già trẻ(5). Ngoài Ayuthia,
người Việt còn tới làm ăn định cư tại Chân Bồn (Chantaburi) và
Bangkok là nhũng thưcrng điếm trung chuyển từ Hà Tiên tới kinh
đô Xiêm.
Sử Việt Nam và sử Khơmer cũng nhất trí ghi sự kiện: Năm
1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi nhà vua Nặc Ong Nộn. Nộn chạy sang
cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dưong Làm
đem binh đi tiến thảo, thâu phục luôn ba lũy Sài Gòn, Gò Bích và
Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài
thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Thu là Cao
Miên quốc vương đóng đô ở u Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó
vuông ngự trị tại Sài Gòn noi đã có người Việt định cư sinh sống.
Sử ta còn ghi rõ: Năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần tức
Hiền Vưcrng cho bọn người Hoa muốn “phục Minh chống Thanh”
là Dương Ngạn Địch tới Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa
và Sài Gòn để lánh nạn và làm ăn sinh sống. Những nơi đó chắc là
đă có người Việt tới sinh cơ lập nghiệp từ lâu. Như Trịnh Hoài Đức
đã chép: các chúa Nguyễn “chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phái
tạm để đất ấy cho Cao Miên ở, nối đời làm phiên thuộc ở miền
Nam, cống hiến luôn luôn". Nhưng năm 1658, “Nặc Ong Chân
phạm biên cảnh", Hiền Vương liền sai “phó tướng Tôn Thất Yên
đem 3 ngàn binh đi hai tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá
kình thành và bắt được vua nước ấy”. Sau được tha tội và được
phong làm Cao Miên quốc vương “giữ đạo phiên thần, lo bề cống
90