Page 83 - nam bo xua va nay
P. 83
khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thì làm
ruộng, gần phố chợ thì buôn bán, làm thủ cồng hay chuyên chở ghe
"thuyền, kể hàng mấy ngàng người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cát,
cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên v.v...
Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến
làm ăn và định cư rải rác trong đồng bằng sông Mê Nam. Lịch sử
cho biết: Dân tộc Thái mới lập quốc từ thế kỷ VII sau công nguyên
ở giữa bán đảo Đông Dương và chủ yếu trên lưu vực sông Mê Nam.
Nước này gọi là Xiêm hay Xiêm La (Siam), từ năm 1939 mới đổi
tên là Thái Lan. Kinh đô Xiêm xưa ở Ayuthia, xây dựng từ năm
1350 trên một khúc quanh của sông Mê Nam cách biển gần 100km.
Theo bản đồ Loubère vẽ năm 1687 thì kinh đô Ayuthia nằm torng
một hòn đảo lớn giữa hai nhánh sông Mê Nam. Đường sá, cầu cống,
phố chợ, lâu đài... được ghi khá rõ ràng. Lại có thêm chú thích minh
bạch như: A = phố thị, B = cung điện, c = bến cảng, D = xưởng
thủy hải quân, E = xưởng thủy ghe thuyền, F = chủng viện... Chung
quanh hòn đảo chính có những khu vực dành riêng cho dân Xiêm
hay người nước ngoài cư trú: người Xiêm ở phía bắc và tây bắc,
người Hoa ở phía đông, người Việt Nam, Ma Lai, Nhật Bản, Hòa
Lan, Bồ Đào Nha ở phía nam. Nơi người Việt ở cũng là một cù lao
khá rộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất
thuận lợi. Nhìn cách bố trí thôn trại chung quanh Ayuthia, ta có thể
phỏng đoán cộng đồng người Việt ở đây khá đông và là một trong
mấy nhóm ngoại quốc tới lập nghiệp sớm nhất. Trên bản đồ có ghi
rõ chữ Cochinchinois nơi thôn trại Việt. Đương thời, địa danh này
chỉ người Đàng Trong và cũng có thể chỉ chung người Việt Nam, vì
trước đó - trong thời gian chưa có phân tranh Trịnh-Nguyễn-Tây
phương dùng địa danh ấy, biến dạng bởi Giao Chỉ - Cauchi -
Cauchinchina - Cochinchine để gọi chung Việt Nam,4). Đa số người
89