Page 124 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 124
không cần quy định số lượng người, ngày giờ, ai
cũng có thể tham gia được nếu thích. Nói cho đúng
ra, nó là một hình thức âm nhạc truyền thống của
người dân miền Nam.
Không ngạc nhiên khi chúng ta nghe nói “đờn”
thay vì “đàn”, vì là nó là âm trại của từ “đàn” theo
cách nói của người miền Trung lẫn miền Nam
trước đấy. Đờn ca tài tử có thể xem như một mảng
âm nhạc trích ra từ nhạc mục (répertoire) của nhạc
lễ. Nếu có ai chứng kiến những buổi đờn trước “đầu
xăng” (tức trước quan tài) thì hiểu tiến trình này
hơn. Bộ phận nhạc Văn (nhạc cụ dây) tách ra khỏi
nhạc Võ (nhạc cụ đánh gõ) của dàn nhạc lễ để hòa
tấu trước quan tài vào lúc khuya, khi khách viếng
đã ra về, chỉ còn lại người thân trong gia đình nghe.
Khi thấy hay, người ta để tiền vào dĩa ở giữa ban
nhạc để tặng thưởng. Theo tôi nghĩ, trường hợp
nghệ sĩ đờn ca tài tử được biếu tiền trong các buổi
dờn ca tại tư gia bắt nguồn từ quy định bất thành
văn khi dờn trước “đầu xăng” (quan tài) trong nhạc
lễ. Không những thế, trong nhiều trường hợp nhạc
lễ, học trò lễ, hát bội, làm tuần thất, v.v. ở Nam Bộ
và chính cá nhân tôi biểu diễn từ những năm 1950
cũng được thưởng (người trong nghề nói trại là
“thướng” tiền). Do vậy, đây cũng là hình thức khích
lệ thông thường, nhưng không bắt buộc, có từ rất
TINH TƯỜNG VÀ TINH TẾ 1 123