Page 128 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 128
Pháp, ở Mỹ, ông tuôn trào những ý tưởng, những ví
dụ có khi rất hài hước làm người nghe không cảm
thấy mệt. Những kinh nghiệm học tập bài bản từ
thuở nhỏ đến lúc trưởng thành đều được tích lũy
trong bộ nhớ phi thường của ông.
Trong truyền thống đờn ca tài tử, bài bản nhạc
lễ dần dà được biến tấu bằng cách rút ngắn số
câu lại, nhưng tăng số nhịp (đương nhiên, số nốt
nhạc) nhiều lên. Việc tăng thêm nốt nhạc không
đơn giản như trong âm nhạc tây phương, “thème
et variations”. Mỗi một nhạc sĩ luôn luôn “sáng tác”
thêm những nốt nhạc mới, lấp vào ô nhịp dãn nở
theo quy định, ví dụ bài Nam ai, Nam xuân, Lưu
thủy cũng như các bài khác đều tăng số nhịp từ 4
lên 8. Nói theo nhà nghê' là “mở” ra nhịp tám. Tuy
nhiên, riêng trường hợp bài Tây Thi không thể mở
ra nhịp 8 được “vì n^he không hay”, ông xác định
như vậy. Như thế là tăng gấp đôi. Nhu cầu cho phép
nghệ sĩ thêm chữ đàn mới vào trong các khung ấy.
Đó là nhu cầu sáng tác tại chỗ núp dưới dạng triển
khai (elaboration). Chính nhờ vào ý tưởng đó, các
nhạc phẩm mới được dịp xuất hiện sau một thời
gian dài câu nhạc bị đóng khung. Những Tây Thi,
Xuân tình, Tứ đại oán, Trường tương tư, Văn Thiên
Tường, v.v. vốn không có trong nhạc lễ, nay thấy
xuất hiện trong tài tử và trở nên rất thông dụng như
TINH TƯỜNG VÀ TINH TẾ I 127