Page 125 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 125

lâu.  Ví dụ  trong ca  trù  (hát ả đào)  ở miền  Bắc, các
                                        đào  nương  nhận  được  tưởng  thưởng  thẻ  (trù)  từ

                                        khách nghe cuộc hát để trước mặt sau đó quy đổi ra
                                        tiền.  Trong chuyến  đi  điển  dã ở Myanmar và Thái
                                        Lan gần đây tôi được chứng kiến nhiều cách tưởng
                                        thưởng tiền trực tiếp này.  Nó  trở thành thông lệ ở

                                        Đông Nam Á, không ngần ngại khi đưa tiền trước
                                        mặt khán giả.

                                            Các bài bản dành cho bộ phận đàn dây (Nam ai,
                                        Nam xuân, Xuân nữ, Bài hạ, Xàng xê, v.v.) bắt đẩu
                                        được áp dụng. Sự hỗ trợ của hai nhạc cụ gõ là trống
                                        cái và mõ sừng trâu cũng cần thiết ở mức độ gõ nhẹ
                                        để bắt  đẩu,  chấm  dứt  cũng  như  vận  hành  tốc  độ

                                        nhịp (tempo). Ý tưởng về sự gõ gạc giữ nhịp của mõ
                                        sừng trâu đã hướng đến việc sáng tạo ra chiếc song
                                        lang (có thể do từ hai miếng I r l t   “thương lang”, là
                                       tre non, hoặc có khi gọi là  “song loan”, với chữ  'H

                                       “loan” có nghĩa là chiếc chuông nhạc đổng nhỏ treo
                                       lủng lẳng trước hình tượng con rồng), một nhạc cụ
                                       nhỏ  bé  nhất,  đổng  thời  cũng là  nhạc  cụ  có  giá  trị
                                       đặc trưng nhất trong dàn đờn ca  tài  tử.  Chính căn

                                       cứ vào chiếc song lang gõ nhịp nho nhỏ nhưng độc
                                       đáo  này mà  các loại  nhịp  (nhịp  đôi,  nhịp  tư,  nhịp
                                       tám,  nhịp  mười  sáu,  nhịp  ba  mươi  hai,  nhịp  nội,

                                       nhịp ngoại, v.v.) được quy định theo bài bản; căn cứ
                                       vào đó mà trở thành “quy luật âm nhạc”. Ở một góc

                                       124  I  NGUYỄN THUYẾT PHONG
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130