Page 123 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 123
vững qui luật chơi và được nể trọng. Nó là truyền
thống có căn bản, có luyện tập, không phải biết đàn
chơi chơi mà có thể gọi là “tài tử” được.
Từ amateur (tài tử) có thể đã được người Pháp
đưa vào nước ta trong số vốn Pháp ngữ mà giới có
học ở các thành thị đã biết. Quen thuộc nhất vào
thời ấy, cách gọi các diễn viên điện ảnh là “tài tử”
điện ảnh. Điểu này còn tác động đến việc áp dụng
phần nào ý nghĩa “người có tài” trong âm nhạc (dù
có thể không chính xác lắm). Vào cuối thế kỷ XIX
qua thế kỷ XX cũng là thời kỳ khai sinh của loại
nhạc này. Giới trí thức chịu ảnh hưởng tây học đã
dẫn đầu trong việc quy hoạch dàn dờn, soạn lời ca
và gọi nó một cách khiêm tốn là đờn ca tài tử. Việc
soạn nhiều lời ca bằng chữ viết Quốc ngữ cũng
không thể có trước năm 1920, khi chữ Quốc ngữ
chưa thịnh hành và chưa chính thức được xem là
“quốc ngữ” mãi đến năm 1925. Tôi không nghĩ rằng
các nhạc công, nghệ sĩ ngành nhạc lễ ở Nam Bộ đã
đặt tên cho nó; nhưng chúng ta có thể đồng ý với
vài học giả rằng chính họ đã chơi theo phong cách
này trong các đám tang trước khi có tên gọi đờn ca
tài tử. Do vậy, ý nghĩa có thể chấp nhận được cho
mọi người là: nghệ sĩ đờn ca tài tử gặp nhau dờn ca
không có sự bắt buộc trình diễn như trên sân khấu,
trên đài theo đúng giờ, theo đúng số tiền thù lao,
122 I NGUYỄN THUYẾT PHONG