Page 130 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 130
khi được nghe lại có thể tái tạo trong ông một không
gian quá khứ vô cùng sống động. Trong một phỏng
vấn ngắn, tôi bật lên một đoạn của bài ca Vọng cổ
nhịp tám, ông cho tôi biết hình ảnh cô đang ngồi ca
ra sao, khuôn mặt bầu bĩnh như thế nào, ai đệm đàn,
và đàn gì, v.v. Một dịp khác, nhân tôi nhắc đến loại
đàn tranh dây cước (dây bằng thau) mà thuở nhỏ tôi
thỉnh thoảng có đàn do hướng dẫn của thầy tôi, nhạc
sư Trầm Văn Kiên tức Mười Kiên (Cái Tràm, Cần
Thơ), lúc ấy lớn hơn ông khoảng hơn 15 tuổi, ông
kể ra một câu chuyện hết sức thú vị về bối cảnh ông
gặp gỡ thầy tôi ở thành phố Cần Thơ hôm ấy; rồi câu
chuyện ông nghe tiếng đàn tranh loại dây thau ấy ở
một con hẻm cạnh đình Tân An trên đường Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Sài Gòn năm xưa.
Âm nhạc không chỉ là âm thanh. Âm thanh
chỉ thể hiện khi có hoàn cảnh thích nghi, khi môi
trường được mở ra, dù trong một thời gian ngắn
nhất. Âm nhạc ở mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, môi
trường sáng tạo của tất cả các nền âm nhạc đòi hỏi
nhiều yếu tố hợp thành. Âm thanh của nốt nhạc
được kết nối lại theo một nguyên tắc, qui trình,
và quan trọng hơn hết là tư duy trong bộ não của
người đàn, người ca. Nó là kết quả sau cùng của
một “sản phẩm” và cần phải có người “tiêu thụ” (kể
cả người đàn cũng là đối tượng tiêu thụ âm nhạc
TINH TƯỜNG VÀ TINH TẾ I 129