Page 134 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 134

không  đạt,  mình  tránh,  không  nên  để  sự  việc  ấy
            lộ  ra  thêm  cái  nhược  điểm  của  đồng  nghiệp  mà
           lại làm  phong phú hơn  trong cảnh  quan  âm  nhạc
            (soundscape). Cái tinh tế trong cuộc sống cũng như
            trong biểu diễn của nhạc sư Vĩnh Bảo là thế đấy.

               Sự  tinh  tường  của  ông  trong  nhận  định  và
           phân tích âm nhạc cũng là điều hiếm thấy đối với

           các  nghệ sĩ dù  có  tiếng đàn hay, biểu diễn  chuyên
           nghiệp. Ông tự nhận là người “autodidacte”, tự mày
           mò  tìm  học  chứ không  qua  trường lớp.  Những ý
           tưởng ông đưa ra thường căn cứ vào vốn suy luận
           vững chắc, không phải tin như người ta hay dễ tin,
           không nói theo cảm tính, mua vui, hay đồng lòng.

           Chính  vì  thế ông  có  một  chỗ  đứng  riêng,  nhưng
           phản biện vững chắc. Tôi yêu cầu ông thử đưa ra vài
           ví dụ. Ông nắm lấy cơ hội ngay để giải thích cho tôi
           nghe về điều mà công chúng hiện nay thường bàn.
           Đó là trường hợp về sự ra  đời của bài  Vọng cổ. Ai

           cũng đồng ý vê' cái gốc của nó là bài Dạ cổ hoài lang.
           Ông không chối cãi. Tuy nhiên ông nêu ra ba yếu tố
           không nên quên:



               (1)  Trước hết, việc sáng tác bài Dạ cổ hoài lang
               tựa vào bài Hành  vân  làm  căn  cứ,  nếu không

               nói nó chính là dị bản của Hành vân đã thông
               dụng  trước  đó.  Ông  lấy  viết  viết  xuống  trên

                                   TINH TƯỜNG VÀ TINH TẾ  I  133
   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139