Page 131 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 131
cho chính bản thân mình). Vì thế, vai trò của người
nghe củng không kém quan trọng. Nhạc sư Vĩnh
Bảo kể rất nhiều câu chuyện trong đời âm nhạc
của ông, đối diện với nhiều tầng lớp khán giả khác
nhau. Chính đối tượng nghe nhạc làm ông có thể
thích thú đàn đúng, đàn sáng tạo, và đàn nhiều. Tuy
nhiên, có những đối tượng nghe nhạc khiến ông
không còn hứng thú mà phải buông đàn ra đi. Từ
đó mới hiểu rằng thính giả có tầm quan trọng đối
với nhạc sĩ đến mức độ nào!
Qua những cơ hội mà ông có dịp tham gia (dù
hiện nay với tuổi già ngoài 90), ông không quên
bất cứ một chi tiết nhỏ nhặt nào từ giọng nói, tiếng
cười, tiếng ca, tiếng đàn, dù có khi cách nay đã 70,
80 năm. Ông nói về tiếng đàn, chữ nhấn, vuốt, rung
của mỗi nhạc sư, nhạc sĩ mà ông biết trong đời và
sự tinh tế của nó ra sao. Có thể nói, bản thể của âm
nhạc Việt Nam mang tính “động”, như nhận định
của nhà nghiên cứu lão thành Mịch Quang về hát
bội và Kinh Dịch; nó đa dạng về nội dung, ý niệm,
và phong phú về cách diễn tấu. Cách đi và về của
chữ nhạc, cách nhấn cạn nhấn sâu, cách rung của
mỗi âm, và ngay cả sự vụng về của người đàn như
thế nào ông cũng dễ dàng phát hiện. Sau đây là một
vài nhận xét tinh tế của ông vê' tiếng đàn của các
nghệ sĩ đồng nghiệp của mình:
130 I NGUYỄN THUYẾT PHONG