Page 143 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 143
lên đài phát thanh để tiếng đàn của họ được vang
xa hơn. Không những thế, ông còn thuyết trình lưu
loát bằng ngoại ngữ Anh, Pháp trước khi mời các
nghệ sĩ cùng diễn, đưa phong trào âm nhạc tài tử
Sài Gòn lên phơi phới vào những năm 60. Những
trang khác trong sách này sẽ bổ túc thêm ý tưởng về
những sự kiện tương tự. Tuy nhiên chúng ta có thể
nhấn mạnh ở điểm “nhãn hiệu” cần thay đổi khi
người ta nghĩ sai về truyền thống đờn ca tài tử cho
,
là phải “nhà quê” phải ăn mặc áo bà ba, phải quàng
khăn rằn mới đúng. Cũng phải thông cảm, điều này
xảy ra trong nhiều cộng đồng các dân tộc di dời
từ quê lên thành phố mang theo họ những giá trị
văn hóa và bản sắc miền quê dễ bị ngộ nhận. Nhìn
bề ngoài, người ta thường không hiểu được cái nội
dung “phi vật thể” vô cùng phong phú của âm nhạc.
Nhạc sư Vĩnh Bảo là một đồng nghiệp thân thiết
của những nghệ sĩ ấy, bất luận hạn tuổi, luôn có
một dụng ý cải đổi vai trò văn hóa của nghệ sĩ trong
cộng đổng mới, trong môi trường mới. Thậm chí
có những trường hợp ông lo lắng, chăm sóc, nhưng
có khi cũng quá muộn. Đó là trường hợp nhạc sư
lão thành Chín Kỳ (Nguyễn Văn Kỳ) được ông giới
thiệu vào trường Quốc gia Âm nhạc dạy, nhưng
bất ngờ qua đời trong cơn bệnh nặng mà chưa đến
ngày lãnh kỳ lương đẩu tiên!
142 I NGUYỄN THUYẾT PHONG