Page 142 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 142

tôi,  GS.TS  Édith Weber,  nghe  để cùng chia  sẻ.  Cô
        trầm ngâm, lắng đọng,  chiêm nghiệm, và  thốt lên

        “cest merveilleux!”  (tuyệt vời!) Nét phong lưu nào
        đó của một người thầy nhạc chưa từng có ở bất cứ
        học trò nào đã học qua với ông; chưa từng có ở bất
        cứ đồng nghiệp nào đã đàn với ông. Tôi sinh ra và
        lớn lên với âm nhạc miền Nam và quen thuộc tiếng

        đàn  của  thầy tôi,  nhạc  sư  Mười  Kiên,  giờ  đây tôi
        có  một  cảm  nhận  mới với  tiếng  đàn  của  nhạc  sư
        Vĩnh Bảo, rất khác qua một phong thái “quí phái”
        hơn.  Nhiều  người vẫn  còn  thắc  mắc vê'  điều  này:

        phải  chăng một  con người hào  phóng,  từng đi xe
        hơi, từng đi nước ngoài, từng là thầy giáo Pháp văn,
        từng quen biết và làm việc với người Pháp, nhưng
        cũng từng trải qua kinh nghiệm cay đắng cuộc đời,
        trôi dạt đó đây, làm nhiều ngành, nhiều nghề,  tha

        phương cầu thực,  đã khiến cho tiếng đàn  của ông
        trở nên vô cùng sâu sắc như thế không?

            Bạn bè ông, nhất là giới nghệ sĩ gặp nhiều khó
        khăn trong cuộc sống, đã từng cảm nhận cái phóng
        khoáng giúp đỡ của ông, hướng dẫn họ từ chiếc áo
        bà ba đến bộ vest trình diễn trước đám đông, nâng
        giới tài tử lên sân khấu diễn đẳng cấp. Ông từng đưa

        các vị ấy vào trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn để
        trở thành những bậc “thầy của những người thầy”
        tại cơ sở giáo dục âm nhạc này qua nhiều thế hệ và


                                TINH TƯỜNG VÀ TINH TẾ  I  141
   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147