Page 139 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 139
để tránh nhầm lẫn như đã có giữa hai danh
từ “nhạc cải cách” (musique rénovée) và “tân
nhạc” (musique moderne). Nhạc tài tử có niêm
luật hẳn hòi. Người nhạc sĩ đàn rất là tài tượng
phân minh, tròn vành rõ nghĩa. Điệu nào ra
điệu nấy. Đàn kìm có bản đàn kìm, đàn tranh
có bản đàn tranh, đàn cò có bản đàn cò, không
có chuyện đem râu ông này cắm cằm bà nọ.
Chưa kể đến có nhạc khí chỉ đàn bản này,
không được quyên đàn bản khác. Ví dụ, đàn
xến hay tỳ bà để đàn điệu Nam hay Oán.
Nhạc sân khấu cải lương xuất phát từ đờn
ca tài tử. Nhưng bản chất của cải lương là
“động” chớ không phải “tịnh”, do đó muốn
đạt yêu cầu nhạc sĩ phải thuộc nhiều bài bản
(nhứt là bản nhỏ), lanh tay lẹ ngón, đàn kiểu
chuyền (chạy chữ, notes de passage), hoa lá
cành, quăng bắt mạch lạc. Lối đàn cho xôm
và mùi, tùy tình huống biết bất chấp quy tắc,
qua lãnh vực lai căng, kể cả biết đàn trật để
vớt cho diễn viên khi ca trật nhịp. Vậy khi đòi
hỏi nhạc sĩ sân khấu cải lương phải đàn cho
ra điệu, ra hơi, thì liệu chúng ta có quá khắt
khe không?
Có hôm vừa gặp tôi đến thăm, ông nắm bắt
thời sự để kể ngay những chuyện thật gần:
138 I NGUYỄN THUYẾT PHONG