Page 216 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 216

ít  ai  biết  được  rằng,  lúc  mới  chỉ  là  cậu  bé  12
       tuổi,  ông  không  những  chơi  đàn  gáo  rành  rẽ  mà
       còn biết chế ra bốn cách lên dây khác thường và thể
       hiện  thật  nhuần  nhuyễn.  Với  dây  song  thanh  nói

       trên, phải hạ trục đàn của dây trong (dây to) xuống
       thấp  tạo  âm  thanh  thật  trầm  đến  một  quãng  tám
       (octave)  so  với  dây  ngoài  (dây  nhỏ).  Song  thanh,
       tức  đồng  âm,  nhưng  cách  nhau  đúng  một  octave.
       Thường khi loại đàn kéo cung như đàn cò, đàn gáo,

       người đàn lên dây theo quãng năm (như xàng -  liu,
       tức  do  -   sol).  Các  nhạc  sĩ  cho  rằng  lên  dây  song
       thanh, chỉ một bậc cho 2 dây thì thiếu đi cung bậc.
       Nhưng khi nghe  ông  đàn  điêu  luyện  trên dây này

       thì nhiều người hoan nghênh và thích thú nghe.
           Đến năm  14 tuổi, ông sáng tạo ra một loại dây
       thứ năm. Báo chí thường nhắc rằng lúc 20 tuổi (năm
        1938) tiếng đàn gáo của ông đã được ghi vào đĩa Béka

       cùng với Năm Nghĩa đàn tranh, Ba Cân đàn kìm cho
       cô  Ba Thiệt ca  Vọng cổ nhịp  16.  Đó là dĩa nhựa âm
       nhạc cổ truyền Việt Nam đầu tiên đi vào điện khí.

           Như  chúng ta  thường biết,  trong  dàn  nhạc lễ,
       bốn loại đàn kéo cung (cò chánh, cò phụ, gáo và cò
       chỉ)  lên  theo  quãng  năm  (fifth/quinte):  dây thuận

       (xàng -  liu/ sol -  ré), dây nghịch (hò -  xê/ ré -  la),
       dây chẩn  (xừ  -   cống/  mi  -   si)  và  dây  nguyệt  điều
       (xể  -   ú/  la  -   mi).  Do  đó  đàn  gáo  thường lên  theo

                                              NHỚ  I  215
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221