Page 232 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 232

(Người hộ vệ sau cùng) đúng phong cách từ thời kỳ
       mở đầu truyền thống này cho đến hôm nay.

           Từ  năm  1960  cho  tới  nay đã  có  rất  nhiều  bài
       báo  trong và  ngoài  nước viết về  những  đóng  góp
       kiên trì lặng lẽ của ông cho việc truyền bá cái hay và
       cái đẹp của âm nhạc dân tộc. Dù ở vai trò nào, nghệ
       sĩ biểu diễn, người giảng dạy, người đóng đàn, ông

       luôn thể hiện sự hiểu biết sâu sắc đối với nghệ thuật
       cổ nhạc Việt Nam. Ông đã làm cho nghệ thuật dờn
       tài tử “sống và phát triển’ với tất cả sự tinh tế của
       nó.  Không thể kể hết những thành tựu mà ông đã
       dày công cống hiến  cho  âm  nhạc, bài viết này chỉ
       xin  đề  cập  đến  công  trình  cải  tiến  đàn  tranh  của

       nhạc  sư Vĩnh  Bảo.  Mặc  dù  rất nhiều  người  trong
       giới  âm  nhạc  truyền  thống  công  nhận  ông là  cha
       đẻ của đàn tranh cải tiến  17,  19 và 21  dây nhưng ít
       ai hiểu rõ ý nghĩa cũng như vai trò của việc cải tiến

       này. Bài viết sẽ tập trung vào hai phần chính:  Đàn
       tranh đã được cải tiến như thế nào và tính văn hóa
       trong nghệ thuật đóng đàn của nhạc sư Vĩnh Bảo.


       ĐÀN TRANH ĐÃ ĐƯỢC CẢI TIẾN NHƯ THẾ NÀO?

           I.  Đàn tranh trước khi được cải tiến

           Đàn tranh là một nhạc cụ Trung Hoa du nhập
       vào Việt Nam từ thời điểm nào thì vẫn chưa được
       xác định. Nếu căn cứ theo sách Vũ trung tùy bút của

                                 CẢI TIẾN ĐÀN TRANH  I  231
   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237