Page 236 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 236

này người  nghệ  sĩ biểu  diễn  có  cơ hội  để ứng  tấu
       thêm câu nhạc với âm sắc và âm lượng phong phú
       hơn rất nhiều.[3]

           Nhìn  chung,  các  cải  tiến  của ông xoay quanh
       các  chi  tiết  quan trọng của một  nhạc  cụ như  sau,
       thứ nhất là hình dáng mặt đàn, thứ hai kích thước
       thân  đàn  và  tỉ  lệ  dày  mỏng  giữa  đáy  đàn  và  mặt
       đàn. Cuối cùng là số lượng dây và cách xếp dây. Yếu

       tố  thứ ba này gần như là dấu  ấn nổi bật nhất của
       cây đàn tranh Vĩnh Bảo.

           Về yếu tố thứ nhất, nhạc sư Vĩnh Bảo đã cải tiến
       một bộ phận quan trọng của đàn tranh, đó là mặt
       đàn.  Mặt đàn kiểu cũ có hình dạng quá cong,  nay
       đã được làm cho lài đi rất nhiều. Mặt đàn lài có tác
       dụng vừa giúp cho chuyển động tay của người đàn

       thêm thoải mái vừa tận dụng được hiệu quả về mặt
       âm thanh học.  Đối với mặt đàn cong như kiểu cũ
       thì tần số rung của dây đàn nhiều nhưng rẫt ngắn
       nên tiếng không vang lâu được còn đối với mặt đàn

       lài thì tẩn số rung ít và chậm nên tiếng vang được
       nhiều  hơn.  Thêm  vào  đó  ông  cũng  áp  dụng  tính
       chất vật lý của gỗ trong việc đóng đàn.  Trước đây
       kích thước của thân  đàn  cũng như tỉ lệ dày mỏng
       của mặt  đàn và  đáy đàn  chưa  được  các  nhà  đóng

       đàn nghiên cứu đầy đủ.  Ông đã thực hiện việc cải
       tiến dựa trên các chi tiết này.  Ông thay đổi loại gỗ

                                  CẢI TIẾN ĐÀN TRANH  I  235
   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240   241