Page 233 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 233
Phạm Đình Hổ thì đàn tranh đã có mặt ở nước ta
vào đời Trần (1225-1400) trong dàn nhã nhạc cung
đình. Có thể đàn tranh đã qua nhiều biến đổi so với
nguyên gốc ban đầu sau khi mới du nhập vào Việt
Nam.
Theo ông, đàn tranh truyền thống có đặc điểm
hình dáng và cấu tạo được mô tả như sau: chiều dài
95 cm, đầu lớn dài 22 cm, đầu nhỏ dài 16 cm. Mặt
đàn rất cong gần như hình nửa mặt trời. Cả mặt
đàn và đáy đàn đều làm bằng gỗ ngô đổng hoặc gỗ
cây tung. Đàn có 16 con nhạn hình tam giác làm bằng
gỗ, bằng xương hoặc bằng ngà voi. Nhạn làm bằng
ngà voi hoặc xương bò bàn, chất này hãm thanh nên
không tốt so với nhạn làm bằng gỗ. Đàn tranh gồm
có 16 dây, chất liệu của dây đàn là dây thau (tục gọi là
dây cước), người chơi đàn tay mặt sử dụng 2 ngón
(cái và trỏ, khảy dây với móng tay, hoặc bằng móng
đàn làm bằng thau, hay đồi mồi. Âm sắc đàn tranh
lúc bấy giờ nghe trong trẻo nhưng âm lượng rất nhỏ
và không ngân dài được. Đàn tranh lên dây theo
âm giai ngũ cung gồm 5 âm chính là hò xự xang xê
cống (tương ứng với sol la do ré mi, nếu bắt đầu bằng
nốt sol). Trong 5 âm, âm hò được xem là âm cơ bản
(íundamental note of the scale). Có 3 nốt với âm cố
định (hxed notes) là hò, xang, xê và 2 âm thay đổi là
xự và cống có thể chuyển thành xư (si) và phan (fa
232 I NGUYỄN THÚY UYỂN