Page 234 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 234

hay oan), tức cộng thêm một bán cung. Hai nốt này
        có giá trị cao độ tương đối gần như thế, và di  dịch
        rất  đáng  chú ý.  Dù lên  dây theo  năm  âm,  khi  đàn
        sẽ biến hóa từ bảy âm trở lên tùy vào yêu cầu bài và

        điệu thức.111
            Ông thuật lại:  “Từ năm  1930 tôi  có  được một
        cây đàn tranh Tàu, dài khoảng 90 cm, mặt đàn cong

        tợ như nửa mặt trời, mặt đàn sơn đen. Cây đàn này
        do bà Hai Phú đàn, và vì lo tu hành, ít thì giờ đàn,
        bà  tặng  cho  tôi.  Qua  năm  1940  đến  1953  thì  tôi
        dùng đàn tranh do tiệm đàn Phùng Đinh và Trần

        Rắc ở đường Hamelin (Hổ Văn Ngà, nay là Lê Thị
        Hồng Gấm)  sản xuất.  Sang năm  1955  tôi mới làm
        cái công việc cải tiến đàn tranh. Thời điểm này tôi
        chưa có dịp thấy đàn guzheng (Trung Hoa) và koto
        (Nhật Bản). Việc đưa cho tôi có ý nghĩ cải tiến đàn

        tranh  16  dây là  do  tọc  mạch  tôi  mở  nắp  cây  đàn
        piano  droit Yamaha,  nhìn bên  trong  cây đàn  thấy
        hàng dây, mặc dù bị étouffoir bọc nỉ nằm trên hãm
        thanh, ấy vậy mà nó vẫn vang to. Còn đàn harp thì

        tôi chỉ thấy qua ảnh.”
            Nhạc sư Vĩnh Bảo từ lâu đã nhận thấy nhạc cụ
        dân tộc mang trong chúng một số khuyết điểm cẩn
        khắc phục. Âm thanh của đàn piano gây ấn tượng

        mạnh, đưa cho ông năm 1955 cải tiến đàn tranh 16
        dây ra đàn tranh  17,  19 và  21  dây.  Mở  đầu là mò

                                  CẢI TIẾN ĐÀN TRANH  I  233
   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239