Page 238 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 238
lượng dây rất tốt và quan trọng hơn là với loại dây
này, các âm vực trầm trung cao của đàn tranh nghe
khác biệt rõ ràng hơn lúc trước.
Ngoài vấn đề chất lượng âm thanh được cải
thiện đáng kể, loại đàn mới này còn nổi bật tính tiện
dụng của nó. Như đã đề cập ở trên, do đặc điểm của
nhạc tài tử đàn bản nào phải lên dây theo bản đó nên
việc chỉnh dây thường xuyên rất bất lợi cho người
chơi đàn. Sự hạn chế này đã gần như tìm được lời
giải ở loại đàn tranh 17 dây được cải tiến. Khi đàn
các bản của điệu Bắc, người chơi chỉ cần dùng dây
ở trục 2 với thang âm hò xự xang xê cống, còn nếu
muốn đàn các bản như Nam xuân, Nam ai, Văn
Thiên Tường thì chỉ cần lấy dây ở trục thứ 3 (dây
hò nhì) thì ta sẽ có thang âm của điệu Nam là xự
xang xê cống líu, nhưng phải đổi cách xướng âm
thành hò xư xang xê oán. Lẩn đầu nghe giải thích
sự dịch chuyển các âm để có điệu thích hợp với
bài bản, ta rất dễ thấy phức tạp. Ví dụ tại sao dây
ở trục 2 xướng âm là hò, dây ở trục 3 cũng xướng
âm là hò. Tuy nhiên sẽ không có gì lạ với những ai
hiểu được sự gắn bó mật thiết giữa âm thanh và
ngôn ngữ trong cổ nhạc Việt Nam; ví dụ như âm
sol (ở trục 2) xướng âm là hò và âm la (ở trục 3) dù
theo thứ tự ban đầu là âm xự nhưng phải xướng âm
là hò, vì xự trở thành chủ ấm (nổt bắt đầu của thang
CẢI TIẾN ĐÀN TRANH I 237