Page 239 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 239
âm). Ngoài ra, khi lắng nghe từng ví dụ với bài bản
cụ thể và nhận ra sự hòa hợp và mạch lạc của nó,
thì các giải thích này hoàn toàn trở nên dễ hiểu.
Cũng nên ghi nhận rằng thoạt đầu đàn tranh
do ông cải tiến đã gặp nhiều phản đối gay gắt từ
các nhạc sư cùng thời. Họ ví đàn tranh 17 dây là kỳ
dị và dư thừa như bàn tay có 6 ngón. Có người vì
bảo thủ hay vì lý do tâm linh thì phê phán ông đã
phá vỡ qui luật cân đối của thuyết âm dương. Tuy
nhiên, đến khoảng năm 1960, đàn tranh 17 dây của
nhạc sư đã được sử dụng rộng rãi và được yêu thích
cho tới ngày hôm nay.
Ý NGHĨA CỦA CÔNG TRÌNH CẢI TIẾN
ĐÀN TRANH
Công trình cải tiến đàn tranh của nhạc sư
Vĩnh Bảo thành công và tồn tại lâu dài với thời gian
là do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, việc cải tiến
gắn bó mật thiết với yêu cẩu diễn tấu rộng rãi hơn
của âm nhạc truyền thống và đáp ứng mong mỏi có
sự phát huy giá trị văn hóa của nhạc truyền thống
Việt Nam thay vì đứng yên một chỗ. Thứ hai, công
trình cải tiến này mang tính khoa học, tiện ích cho
người sử dụng, khách quan và vô vụ lợi. “Trình độ
thính giả ngày càng cao, phong trào học đàn và chơi
238 I NGUYỄN THÚY UYỂN