Page 31 - TỔ QUỐC GỌI
P. 31
nước cũng đâu có biện pháp hỗ trợ giúp những gia đình nghèo
khó có điều kiện vươn lên thoát nghèo!
Xin trích một đoạn hồi ký của anh Bảy Noãn nói lên cái
nghèo của gia đình chúng tôi:
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con. Ba, Má tôi
sinh được mười một người con, chết hai lúc nhỏ, còn chín
người nuôi cho tới lớn.
Từ khi tôi bắt đầu hiểu biết, khoảng sáu, bảy tuổi, gia đình
chúng tôi sống bằng nghề làm ruộng. Ba tôi mướn hai mẫu
đất của người bác ruột tên Nguyễn Văn Vẹn - Ba Vẹn ở xã
Mỹ Quý, nay là xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười. Hằng năm,
Ba tôi đều phải đóng đủ lúa ruộng cho Bác tôi, con số cụ thể
thì tôi không biết, chỉ nhớ có năm nào đó làm mãn năm mà
chỉ chở về nhà ở Cao Lãnh được năm giạ lúa, tức 100 kg.
Đối với một gia đình đông con như gia đình cha mẹ tôi thì
đó chẳng khác gì “muối bỏ bể”.
Hằng ngày Ba tôi phải trực tiếp cầm cày, Má lo việc cơm
nước, chị hai Nguyễn Thị Thuấn và chị tư Nguyễn Thị Hoa
thì lo cắt cỏ cho bò ăn, làm cỏ lúa, dặm lúa và đuổi chim khi
lúa chín vì thuở đó đất Tháp Mười chim trời nhiều vô số kể.
Mùa lúa chín mỗi nhà có ruộng đều phải làm một cái giàn
cao, mang lên một đống đất sét ướt và leo lên đứng trên giàn
với một cây “cần vụt” để đuổi chim. Khi chim bay tới, người
ta lấy cục đất sét nắn vào đầu cây “cần vụt”, cố vụt cho thật
xa, vừa vụt, vừa la: “Hô !... Hụi !...” để xua đàn chim. Đến
mùa lúa ra đồng trông rất vui mắt, mỗi nơi một giàn cao,
người người vừa vụt đất, vừa đuổi chim vừa la...
Hai chị tôi chuyên đi cắt cỏ. Tôi nhớ có lần chị Hai Thuấn bị
đỉa cắn, chị lấy cái lưỡi hái gợt cho con đỉa rớt xuống, máu
51