Page 29 - TỔ QUỐC GỌI
P. 29
bởi vì cả gia đình chúng tôi cùng tá túc trong nhà Bà, và tất cả
anh em chúng tôi đều lớn lên từ ngôi nhà đó. Bà thường kể
lại rằng Bà bắt đầu sự nghiệp bằng nghề bán dầu chai và chai
cục, loại dùng để trét xuồng ghe, sau đó mở lò nhuộm vải, thuê
nhiều nhân công mà cũng không bao giờ làm hết hàng, từ đó
mà khấm khá để có thể cất lên một ngôi nhà ngói ba gian vào
loại nhất nhì trong xóm cho nên được liệt vào hạng nhà giàu.
Vì tất cả chúng tôi cùng ở chung với Bà nên mặc nhiên được
coi là con cái nhà giàu, hơn nữa ở trong nhà còn có bác Ba
Vẹn là một điền chủ cỡ bự trong huyện nên điều đó càng được
khẳng định, chớ nào có ai biết rằng gia đình chúng tôi chỉ có hai
bàn tay trắng! Như tôi đây, nhiều khi chỉ có duy nhất cái quần
cụt và cái áo ngắn dính thân, muốn giặt thì nhảy xuống sông cởi
truồng ra giặt, xong lại mặc quần ướt lên bờ. Tuy nhiên ở cái xã
hội thời bấy giờ, cái giàu “ảo” đó ít nhiều cũng có cái lợi đối với
gia đình chúng tôi: cha mẹ dễ dàng vay mượn vốn liếng làm ăn,
còn đối với hàng xóm láng giềng thì chí ít chúng tôi cũng không
bị người ta coi rẻ. Ngay trong trường học, các thầy cô giáo cũng
biết Ông Bà nội và tỏ ra nể trọng nên ít nhiều chúng tôi cũng
được hưởng lây. Cũng từ đó mà vô hình trung đã tạo cho chúng
tôi một nếp nghĩ và thường được nghe nhắc đi nhắc lại là mình
thuộc một gia đình đàng hoàng, phải ráng mà giữ. Ví dụ như
trong chuyện học hành, dù khó khăn cực khổ đến mấy thì cha
mẹ cũng không hề bắt chúng tôi phải bỏ học để phụ lo cho gia
đình, mà lúc nào cũng khuyến khích và nhắc nhở chúng tôi
phải cố gắng học hành đến nơi đến chốn để trở thành những
con người “đàng hoàng”. Thế nên hai chữ “đàng hoàng” đó nó
cứ mặc nhiên ngấm dần qua từng năm tháng để rồi khắc sâu
trong tiềm thức, cho nên mỗi khi có một ý nghĩ nào đó không
“đàng hoàng” thì từ trong sâu kín nó lại nhắc nhớ mình phải là
49