Page 30 - TỔ QUỐC GỌI
P. 30
một con người “đàng hoàng”, và điều đó đã không ít lần giúp tôi
tránh khỏi sai lầm, sa ngã.
Vì có hai người con cùng ở chung một nhà nên Bà nội
thường đem Ba tôi và bác Ba ra so sánh trước mặt chúng tôi,
cho rằng cùng là con nhưng đứa giàu thì ngày càng giàu thêm,
đứa nghèo thì nghèo hoài, cất đầu không lên. Bà cho rằng vì bác
Ba tuổi dậu, là tuổi con gà, mà con gà thì siêng năng, chịu khó
bươi bới tìm thức ăn; còn Ba tôi tuổi tuất, là tuổi con chó, mà
con chó thì chỉ biết nằm đó mà chờ ăn, không biết lo nghĩ gì cả.
Rồi bà cũng lấy thực tế của hai người con mà so sánh, cho rằng
bác Ba rất chí thú làm ăn, chỉ siêng đọc chữ Nho, không có thú
chơi bời, và rất tiết kiệm, chỉ biết làm ra tiền mà ít khi nghĩ đến
việc xài tiền, và cũng rất ít khi giao du với bạn bè, nên càng ngày
càng giàu thêm là phải; ngược lại gia đình chúng tôi thì nghèo,
vốn liếng làm ăn toàn vay mượn, nhà lại đông con, nhưng Ba
tôi lại có lối sống phong lưu, tiêu xài như kiểu người khá giả,
nên mãi cất đầu không lên cũng là phải. Thuở đó mọi người đều
cho rằng cách lý giải của Bà là đúng, vì đâu ai có khái niệm gì
về bóc lột và bị bóc lột để có thể nói rõ ngọn nguồn. Ngay như
hai người con của Bà nội thì bác Ba ngày càng giàu lý do không
phải đơn thuần như Bà nói, mà tiền của có được chủ yếu là do
bóc lột sức lao động của những người tá điền dưới hình thức
thu lúa ruộng, điều khiến cho họ là những nông dân làm ra hột
lúa hột gạo mà cơm không đủ ăn, mặc thì quần áo bằng bao
bố tời, con cái lớn xộn vẫn còn ở truồng nói chi đến việc đến
trường lớp học hành, đành chịu cảnh mù chữ, dốt nát; còn gia
đình chúng tôi ngày càng nghèo đâu phải chỉ do gia đình đông
con, do lười biếng hoặc do một mình Ba tôi tiêu xài hoang phí,
mà chủ yếu là bị những nhà giàu bóc lột bằng hình thức cho vay
nặng lãi, lãi mẹ đẻ lãi con, trả hoài không hết; vả lại thuở đó Nhà
50 Nguyễn Long trảo