Page 40 - TỔ QUỐC GỌI
P. 40
huyện, một ngôi trường khiêm tốn với sáu lớp học từ lớp Chót
đến lớp Nhất, mỗi lớp độ ba bốn chục học sinh đối với một
huyện Cao Lãnh rộng mênh mông từ bờ sông Cửu Long cho
đến tận vùng sâu Đồng Tháp Mười. Tôi học lớp cô giáo Khuyến,
một cô giáo rất kỹ tính. Mỗi khi chúng tôi quét lớp không sạch
cô thường nói một câu: “Mấy trò quét làm sao mà tôi đi guốc
vẫn còn nghe cát nhám cào dưới chân!”. Vào lớp chót chúng tôi
đã bắt đầu học tiếng Pháp “thực dân”, và cái từ đầu tiên mà tôi
còn nhớ tới bây giờ là “vocabulaire” mà chúng tôi thường nói
trại cho dễ nhớ là “vỏ cá bự lại rẻ”. Cuối năm sắp nghỉ hè, sao mà
nó cảm động và lưu luyến đến lạ kỳ, mặc dầu trong cả năm tôi
thấy cô rất khó. Tôi còn nhớ vài câu thơ cô đọc khi tiễn các học
trò của mình bước lên lớp mới: “Mấy trăng của Thánh dựa kề/
Tình thầy nhỏ nhẹ như tình cha con/Muốn cho gót đỏ như son/
Muốn cho Cha Mẹ được tròn tiếng thơm/...”. Đó là một xúc động
đầu đời còn lưu mãi trong lòng tôi...
Vào những ngày cuối tháng Mười một năm 1940 khi tôi
đang học lớp Ba, vào một buổi chiều đang trong giờ học bỗng
nghe những tiếng nổ lớn ở xa như tiếng trời gầm thật to, rung
rinh mặt đất, cả lớp xôn xao lo sợ chẳng biết là chuyện gì. Hôm
sau nghe thầy giáo nói lại là quân Pháp đã dội bom đánh “cộng
sản dậy” ở Mỹ Tho. Mấy ngày sau lại thấy có nhiều lính Miên do
Pháp chỉ huy đi lùng sục tại các vùng Đình Trung, An Bình và
chung quanh chợ, gặp người nào không mang theo giấy “thuế
thân” thì chúng bắt, gán cho cái tội “cộng sản”. Rồi mấy ngày
(1)
sau nữa thì vào một buổi chiều khi đang trên đường về nhà tôi
lại thấy dưới sông Cao Lãnh có mấy chiếc ghe đò chở đầy lính
1 Dưới thời Pháp thuộc, mỗi người đàn ông Việt Nam đến tuổi đều phải đóng một
khoản thuế cố định được gọi là “Thuế thân”, một loại thuế xem con người như là một
đồ vật, một con vật.
60 Nguyễn Long trảo