Page 57 - phan 2
P. 57
Lửa uất hận bùng sôi cùng máu đổ
Mầm đấu tranh vút mọc bóng sao vàng
(...)
Giữa mùa thu, xuân đất nước khoe tươi
Sáng ra Đồng Tháp mặt trời lại lên
(...)
Tiếng hò xa vướng chân mây
Bông gòn trắng xóa trải đầy lối đi.
Thời kỳ ấy hầu như tất cả các cơ quan đầu não của Nam
bộ đều đóng ở đây: Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến Hành chính
Nam bộ; các Sở Kinh tế, Giáo dục, Công an, Giao bưu; các đoàn
thể Phụ nữ, Thanh niên; các cơ sở sản xuất phục vụ cho kháng
chiến như xưởng bào chế dược, xưởng giấy, xưởng da; có cả
Đài phát thanh, Trường Nữ hộ sinh, Trường Trung học Kháng
chiến; bên quân sự thì có Bộ Tư lệnh khu 8, xưởng quân giới...
được đặt dưới sự lãnh đạo của các cán bộ cách mạng kỳ cựu
như: Lê Duẩn, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Trần Văn Trà,
Mai Chí Thọ... và các vị trí thức nổi tiếng tại Sài Gòn như Phạm
Văn Bạch, Phạm Ngọc Thuần, Kha Vạng Cân, Ca Văn Thỉnh,
Trần Nam Hưng... Cả cái đất Tháp Mười này đã trở thành trung
tâm kháng chiến của toàn Nam bộ trên tất cả các mặt quân sự,
chính trị, kinh tế và văn hóa. Đây là một vùng đất không dễ xâm
phạm, là nỗi khiếp sợ đối với giặc Pháp và bọn tay sai mà tiếng
tăm của nó còn vang xa đến cả những vùng tạm chiếm. Từng
có lúc Mỹ An được người dân sống trong vùng đô thị xem như
là thủ đô của “Nam bộ Kháng chiến”, đặt cho nó cái tên là “SÀI
GÒN CỦA KHÁNG CHIẾN.”
125