Page 58 - phan 2
P. 58
Để bảo vệ vùng căn cứ trước các cuộc càn quét lấn chiếm
của quân Pháp, quân và dân Tháp Mười đã xây dựng các công
trình phòng thủ quan trọng: Suốt mấy chục cây số dọc theo
các tuyến kênh xáng đều cho đào những hào sâu cách bờ kênh
khoảng 500 mét, được gọi là các “chướng 500”, nhằm ngăn chặn
các xe lội nước của quân Pháp từ đồng trống tiến vào các khu
dân cư, bởi xe pháo mà cắm đầu xuống đó thì vất vả lắm mới
bò lên được; tại vàm các con kênh lớn đều tổ chức đóng cọc
tràm và đổ đầy đất xây nên các đập cản kiên cố dài hằng mấy
chục mét, được “gia cố” bằng cả ề lục bình, rau mác dầy đặc bít
chịt cả một khúc sông nhằm ngăn chặn các tàu chiến mở các
cuộc hành quân bằng đường thủy; dọc theo kênh thì cứ cách
mỗi cây số đều bắc những chiếc cầu bằng cây tràm nối liền hai
bờ để người và phương tiện có thể dễ dàng cơ động qua lại mà
không cần đến xuồng ghe; ở những nơi xung yếu cần nghiêm
ngặt bảo vệ thì đóng các bãi cọc tre phòng chống quân nhảy
dù đột kích vv... Bên cạnh đó thì phong trào toàn dân tham gia
chống giặc, các đơn vị bộ đội tập trung, các tổ đội dân quân
du kích được thành lập rộng khắp vừa tham gia sản xuất vừa
canh giữ xóm làng, cùng với khí thế sôi sục của toàn dân từ
già đến trẻ, đã khiến Đồng Tháp Mười trở thành một vùng căn
cứ địa ngày càng được củng cố. Cho mãi đến giữa năm 1949
thì quân Pháp mới mở được một cuộc nhảy dù đột kích lớn
vào Đồng Tháp Mười nhằm tiêu diệt các cơ quan đầu não của
kháng chiến Nam Bộ trong thời điểm viên đại tướng bốn sao
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp Revers mới từ Pháp bay
sang thị sát chiến trường. Nhưng chỉ với mấy tiểu đoàn quân
từ trên trời nhảy xuống một Đồng Tháp Mười bao la bát ngát,
lại phải mang giày da đi bộ lội sình trong mùa mưa thì làm sao
126 Nguyễn Long trảo