Page 62 - phan 2
P. 62
12. Bước đi ngược dòng
Sống và làm việc chung với một tập thể như thế dần dà tôi
nhận thấy mình thua kém họ xa quá, lắm lúc còn thấy có người
tỏ vẻ “khinh khỉnh” với mình. Từ đó trong tôi cũng dần dần
chín muồi một ý nghĩ là phải rời chiến khu trở về nhà trong
vùng tạm chiếm của Pháp để học thêm, ít nhất cũng phải được
bằng họ. Đem chuyện này nói với thằng Khuyến thì nó cũng
cùng chung một cảm nhận như tôi, và cũng rất đồng tình với
việc trở về thành để học tiếp. Tôi đinh ninh trong tâm trí là khi
nào học xong cho không còn thua kém người ta thì dứt khoát sẽ
trở vô chiến khu tiếp tục tham gia kháng chiến. Nhưng điều mà
tôi rất ngại là sợ người ta bảo rằng mình chịu gian khổ không
nổi nên mới quay đầu trở về thành theo Tây, chớ đâu phải để
học với hành cái gì, vì tuy còn rất nhỏ nhưng tôi vẫn nhận thức
được rằng trốn chạy đi theo giặc là một điều sỉ nhục.
Đắn đo khá lâu, rồi cuối cùng tôi cũng quyết định phải nói
rõ ý muốn của mình với anh Trương Công Cán. Tưởng sẽ khó
khăn nhưng không ngờ anh lại trả lời một cách hết sức chân
tình: “Tụi bây (vì tôi nói luôn cho thằng Khuyến) muốn như
vậy cũng được, tao đồng ý.” Rồi anh lại nói thêm một câu nửa
đùa nửa thật: “Nhưng về ngoải đừng có theo Tây làm Việt gian
nghe không!”. Về câu nói dè chừng này, khi tình cờ gặp lại tôi
ở Hà Nội, anh cười khà khà nói: “Tao tưởng mày đi luôn theo
Tây rồi chớ!”. Tôi trả lời: “Đâu có dễ!”. Chợt nhớ, anh lại hỏi:
“Còn thằng Khuyến đâu?”. Tôi bèn kể chuyện thằng Khuyến
lên Sài Gòn học, rồi đi học trường sĩ quan Đà Lạt, tốt nghiệp ra
trường là vô làm sĩ quan cho Pháp luôn. Anh gật gật đầu chiêm
nghiệm: “Vì nó là cháu nội của ông địa chủ cỡ bự mà!”. Nhưng
lúc đó cả anh và tôi đều không ngờ rằng thằng Khuyến sẽ trở
130 Nguyễn Long trảo